Thái Nguyên: Người dân chịu khổ với mỏ khai thác đất tại Phú Bình
Mỏ khai thác đất tại Núi Mồ (xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) hoạt động có nhiều dấu hiệu sai phạm, gây ô nhiễm và mất an toàn giao thông.
Phạt 250 triệu hành vi đào vàng “tặc” và lên phương án lấp cửa hầm
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt một cá nhân khai thác vàng trái phép sau phản ánh của Người Đưa Tin và giao huyện Cẩm Thủy lên phương án bịt cửa hầm
Phát hiện hơn 3.000 vụ phá rừng trong năm 2023
Năm 2023 đã phát hiện 3.327 vụ phá rừng, diện tích rừng bị tác động là 1.047,8 ha. Xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng là 674,5 ha.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác cát, sỏi
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các Bộ ngành liên quan tháo gỡ khó khăn trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi.
Hoạt động khoáng sản xứ Thanh: Chủ động phương án đảm bảo pháp luật
Những năm tới, với tốc độ phát triển nhanh, tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ còn diễn biến phức tạp.
Hoạt động khoáng sản xứ Thanh: "Báo động" tình trạng vi phạm
Thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Gia Lai: Cục Kiểm lâm chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tại huyện Chư Prông
Cục Kiểm lâm Gia Lai vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh, phối hợp với lực lượng Cục này làm rõ vụ phá rừng tại xã biên giới Ia Mơr.
Đồng Nai: Điều tra xe bồn xả nước bẩn trên đường phố
Một tài xế xe bồn vừa di chuyển vừa đổ thẳng nước (có màu đen) từ bồn xuống tuyến đường Đồng Khởi, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trại heo gây ô nhiễm môi trường
Trang trại chăn nuôi heo với diện tích hàng nghìn m2, gây ô nhiễm môi trường, hoạt động nhiều năm trong khu dân cư.
Trại heo gây ô nhiễm môi trường
Trang trại chăn nuôi heo với diện tích hàng nghìn m2, gây ô nhiễm môi trường, hoạt động nhiều năm trong khu dân cư.
Lâm Đồng: Người dân lo lắng khi nước sinh hoạt đổi màu
Hàng trăm hộ dân xã Nam Ninh, huyện Cát tiên, tỉnh Lâm Đồng phải sống chung cùng nguồn nước đục ngầu, ô nhiễm, khiến cuộc sống đảo lộn.
Kiểm lâm Hà Nội và các Tỉnh liên kết quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh chặt chẽ, hiệu quả
Năm 2023, Kiểm Lâm Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn TP Hà Nội. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, phổ biến kiến thức, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ và phóng cháy chữa cháy rừng.
Lực lượng Kiểm lâm Hà Nội đã góp phần quan trọng trong công tác phát triển rừng như chăm sóc rừng, trồng rừng mới, trồng rừng thay thế. Thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật, xử lý hàng nghìn vụ vi phạm, tịch thu hàng nghìn m3 gỗ các loại, nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, đóng góp thu ngân sách TP hàng trăm tỷ đồng.
Hội nghị công tác phối hợp về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản giữa các tỉnh giáp ranh Hà Nội năm 2023.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn TP Hà Nội đang gia tăng sức ép lên diện tích rừng và đất lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp khó khăn nhất định. Rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn TP phần lớn chưa được giao đất gắn với giao rừng. Vì vậy rừng chưa có chủ thực sự quản lý theo quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý trách nhiệm khi rừng bị phá, xâm lấn, hủy hoại, xây dựng trái phép và cháy rừng. Hồ sơ, bản đồ 3 loại rừng còn nhiều bất cập do lịch sử để lại, số liệu giữa hồ sơ và thực tế còn sai số lớn. Hà Nội có hơn 27.000ha rừng và đất lâm nghiệp ở 7 huyện, thị xã. Rừng của Hà Nội nằm giáp ranh với các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Do đó, việc liên kết quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh giữa đơn vị kiểm lâm các tỉnh là cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng. Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã triển khai công tác phối hợp về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản giữa các tỉnh giáp ranh Hà Nội. Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; công tác xử lý vi phạm trong xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp. Đặc biệt là phối hợp trong công tác tuyên truyền cho các chủ rừng vùng giáp ranh.
Chị cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Trong công tác phối hợp cụ thể: hàng năm Hạt Kiểm lâm Lương Sơn và Hạt Kiểm lâm số 8 (Ba Vì) chủ động tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cho nhân dân trên địa bàn các xã giáp ranh; vận động người dân, các chủ rừng ký cam kết bảo vệ rừng, không xâm canh, xâm cư trái phép, vi phạm quy hoạch lâm nghiệp; không khai thác trái phép, chặt phá rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật tại vùng giáp ranh, tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh Hà Nội còn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Nội rà soát diện tích rừng tự nhiên nằm trong và ngoài quy hoạch 3 loại rừng tại khu vực giáp ranh của Hà Nội với các tỉnh.
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin về công tác PCCCR, tình hình thực tế tại các khu vực giáp ranh vào thời điểm khô hanh kéo dài, cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp 4, cấp 5 để kịp thời ứng phó; kịp thời thông tin cháy rừng ở khu vực giáp ranh và tổ chức huy động lực lượng ứng phó, hỗ trợ tham gia chữa cháy kể cả khi cháy rừng chưa lan sang các khu vực thuộc địa bàn quản lý.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát, các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCR của các tỉnh giáp ranh đã phối hợp, chia sẻ thông tin về đối tượng vi phạm, các tuyến giao thông thường xuyên vận chuyển lâm sản trái pháp luật để từ đó kịp thời ngăn chặn, triệt phá các đường dây buôn bán lâm sản trái phép từ các tỉnh qua địa bàn Hà Nội hoặc từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, thực hiện Quyết định của UBND TP Hà Nội về bảo vệ, bảo tồn các loài động thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hà Nam tăng cường công tác tuyên truyền, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung, loài Voọc mông trắng nói riêng tại khu vực giáp ranh thuộc khu rừng đặc dụng Hương Sơn. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ tổ chức tuyên truyền người dân sống dọc hai bên sông Hồng thuộc khu vực bãi Văn Lang, huyện Ba Vì tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.
Tháng 5/2023, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên tổ chức chuyển giao thành công 6 cá thể Hổ do người dân tự nguyện giao nộp từ thành phố Thái Nguyên về Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, góp phần phát huy giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Hiện nay, khu vực giáp ranh trải dài giữa các xã nên công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, lực lượng Kiểm lâm địa bàn của các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh còn mỏng.
Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng của các địa phương trong công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại các địa bàn vùng giáp ranh chưa thường xuyên, mới chỉ triển khai trong công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin liên lạc và xử lý vi phạm; công tác phối hợp trong tuần tra rừng còn hạn chế; tình trạng mua bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp khu vực giáp ranh chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật, do vậy công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Đáng lo ngại, các khu du lịch sinh thái ngày càng được đầu tư mở rộng giáp ranh, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ, PCCCR trong những thời gian tới. Các hoạt động xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại ngày càng phát triển ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên, chương trình phối hợp về quản lý, bảo vệ rừng giữa Hà Nội và các tỉnh giáp ranh trong 10 năm qua thực sự rất hiệu quả. Khi có sự thống nhất giữa các Chi cục, mọi vấn đề, sự cố liên quan đến cháy rừng, vụ việc vi phạm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản đều được xử lý nhanh gọn với phương pháp tác chiến bài bản. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng bộ về chuyên môn trong xử lý hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ lực lượng Kiểm lâm.
Thời gian tới, cùng với việc từng bước khắc phục những khó khăn nêu trên, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội tiếp tục tham mưu cho Sở NN&PTNT Hà Nội các giải pháp quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả. Đặc biệt, Chi cục đang xây dựng, để xuất thành phố thẩm duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy rừng, xây dựng đường phòng cháy kết hợp với đường ranh giới. Đây là cơ sở, căn cứ để Chi cục Kiểm lâm Hà Nội làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chuyên môn cũng như phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với các tỉnh trong quản lý, bảo vệ rừng.
Hoài Thu
Lâm Đồng: Di dời hơn 8.300 con heo ra khỏi trang trại do ô nhiễm
Công ty Trường Thịnh Farm để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện tại, chủ trang trại đã di dời toàn bộ đàn heo hơn 8.300 con ra khỏi trang trại.
Đồng Nai:Cơ sở sản xuất gạch Thái Châu có dấu hiệu “tra tấn” người dân
Nhiều năm qua, người dân xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bức xúc vì bụi, tiếng ồn do cơ sở sản xuất gạch Thái Châu gây ra.