Ngành xây dựng còn đủ sức gượng dậy?

31/05/2023 12:30

Thị trường bất động sản – xây dựng QII/2023 có chuyển biến tích cực hơn so với 2 quý liền kề trước đó. Nhưng chuyển biến này nhỏ, chậm, căn bản chưa tạo ra sự thay đổi cục diện chung. Ngành xây dựng vẫn chìm trong khó khăn và doanh nghiệp trong ngành vẫn đang ngụp lặn với vấn đề cũ.

Nguồn việc tiếp tục là nỗi đau đầu lớn với nhà thầu khi mùa đông bất động sản chưa kết thúc, số lượng dự án mới còn hạn chế. Hầu hết doanh nghiệp xây dựng đang sống bằng hợp đồng cũ, với giá thấp, chịu chi phí nhiên - nguyên vật liệu tăng cao, khiến biên lợi nhuận gộp suy giảm mạnh. Đơn cử, biên lợi nhuận gộp của 3 doanh nghiệp đầu ngành là Coteccons (HSX: CTD), Hòa Bình (HSX: HBC), Ricons trong QI/2023 chỉ ở mức lần lượt là 1,8%, -17% và 2,5% - rất thấp và liên tục suy giảm trong các quý gần đây và thấp đáng kể  so với giai đoạn 2016 – 2019.

 
Ngành xây dựng còn đủ sức gượng dậy? - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Khi chủ đầu tư bất động sản gặp khó khăn ở khâu bán hàng, huy động nguồn vốn (vay ngân hàng, trái phiếu) cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán khoản công nợ. Doanh nghiệp xây dựng buộc phải trích lập dự phòng nợ xấu. Năm 2022, HBC & CTD đã phải trích lập lần lượt hơn 1,000 tỷ và gần 400 tỷ đồng dự phòng.

 
Ngành xây dựng còn đủ sức gượng dậy? - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Ngoài ra, áp lực vay nợ ngày càng tăng trong môi trường lãi suất cao hơn so 2020. Đơn cử HBC, quy mô nợ vay 2019 là 4,900 tỷ tới 2022 vượt 6,000 tỷ tương ứng với chi phí lãi vay tăng từ 322 tỷ lên 530 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp xây dựng khác như PHC, HTN, SCG… cũng chung tình trạng trên. CTD có thể xem là trường hợp hiếm hoi duy trì được nền tảng tài chính khỏe mạnh.

Doanh nghip xây dng phi t cu mình

Trước khó khăn, các ông lớn trong ngành xây dựng càng thấm nỗi đau phụ thuộc nhiều vào bất động sản. Thực tế, bất động sản dân dụng chỉ là một thị phần trong bức tranh lớn, nguồn công việc còn nhiều, thị trường vẫn có nhu cầu xây dựng từ công trình tiện ích. Hay nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà máy từ doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến chế tạo từ khối FDI tới trong nước (Vinfast, Hòa Phát…).

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng cần đa dạng hóa danh mục khách hàng. Đơn cử, Coteccons với việc thắng gói thầu xây dựng giá trị hàng trăm triệu USD của Lego đã giúp đảm bảo được khối lượng công việc cho hơn 2,000 cán bộ nhân viên. Và thể hiện được sức khỏe tài chính chất lượng với hơn 4,000 tỷ tiền mặt (đóng góp lớn từ nguồn tiền trả trước của Lego). Doanh nghiệp xây dựng cũng phải chủ động đánh giá, lựa chọn khách hàng có khả năng đảm bảo thanh khoản đáp ứng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi tới hạn.

Rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ, ngành xây dựng đã không có cơ chế giá hay sức mạnh đàm phán giá với chủ đầu tư bất động sản. Điều này khiến doanh nghiệp xây dựng ở vị thế yếu, bị động, chấp nhận số phận biên lợi nhuận mỏng. Do vậy, đây là giai đoạn doanh nghiệp xây dựng phải đồng hành, liên minh, tránh cuộc chiến về giá, hay gây tổn thương không đáng có. Sắp tới, nhiều dự án đầu tư hạ tầng giá trị lớn của Chính phủ sẽ được mở thầu phù hợp với năng lực doanh nghiệp xây dựng trong nước. Điều này thôi thúc sự đoàn kết, liên minh hợp tác trong nội bộ ngành để tạo nên sức mạnh tổng lực, và cơ hội cho nhà thầu nội nhận được dự án hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Tự tái tạo bằng cách tăng cường năng lực tài chính. Doanh nghiệp xây dựng cần hợp tác với ngân hàng trong nước để thu xếp nguồn vốn và đảm bảo sức khỏe dòng tiền. Điển hình như Viettin Bank, BIDV, MB Bank thỏa thuận hợp tác, thu xếp vốn lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng cho Coteccons để triển khai dự án hạ tầng như cao tốc, metro, đường bộ… Việc có được sự hỗ trợ tài chính giúp nhà thầu Việt củng cố nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và làm tiền đề phát triển ra nước ngoài.

Cuối cùng là cải tiến cách thức bỏ thầu nhận dự án, và áp dụng mô hình quản trị dự án kiểu mới tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế. Coteccons đang tiên phong áp dụng chiến lược quản trị dự án tiên tiến theo mô hình "Fast-track" tiếp cận quốc tế, đẩy mạnh chiến lược bán hàng "Repeat Sale" nhằm khai thác tối đa nguồn công việc từ siêu dự án của chủ đầu tư bất động sản hàng đầu trong và ngoài nước. Nhờ giải pháp mới trong hoạt động, CTD đã cải thiện đáng kể năng lực quản trị rủi ro, qua đó giảm thiểu phát sinh trích lập dự phòng ở tương lai.

Bên cạnh đó, Coteccons đang cho thấy sự khác biệt trong nửa trên của mô hình "chữ K". Nhờ có được sự vững mạnh của nội tại, và hài hòa trong chiến lược kinh doanh, nắm bắt tốt cơ hội trong giai đoạn khó khăn của toàn ngành. Mô hình "chữ K" gồm 3 nét, trong đó nét sổ thẳng chữ K được dùng để chỉ tình hình kinh tế suy thoái đột ngột; 2 nét xiên ngắn chữ K cho thấy tình trạng phục hồi trái ngược nhau, tùy từng lĩnh vực và doanh nghiệp liên quan.