Một nước châu Âu chi bạo để mua về đặc sản "made in Vietnam", nhiều hơn cả Mỹ và Trung Quốc cộng lại

25/06/2024 12:03

Đất nước này đã chi đến 350 triệu USD cho một đặc sản từ Việt Nam chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/6, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 5, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 4.275 USD/tấn, tăng 14% so với tháng 4 và tăng 66% so với tháng 5/2023.

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.475 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong thời gian này, Đức là quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất của Việt Nam, với 104.375 tấn, trị giá gần 350 triệu USD.

Italy nhập 80.655 tấn, trị giá hơn 254 triệu USD. Mỹ nhập 50.033 tấn, trị giá gần 170 triệu USD. Nhật Bản nhập 56.931 tấn, hơn 210 triệu USD, Tây Ban Nha 60.805 tấn, 217 triệu USD. Nga mua 43.964 tấn, trị giá gần 162 triệu USD; Trung Quốc nhập 22.105 tấn, trị giá 84 triệu USD…

Một nước châu Âu chi bạo để mua về đặc sản

Trong 5 năm tháng 2024, Đức đứng đầu các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam.

Giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 7/2024 tăng mạnh lên mức 4.205 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9/2024 tăng lên ngưỡng 4.060 USD/tấn.

Còn trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 giảm xuống mốc 226,25 cent/lb; kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm còn 224,85 cent/lb.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân vẫn trong đà tăng. Ngày 20/6, cà phê nhân được giao dịch quanh ngưỡng 120.000-121.200 đồng/kg.

Hiện ở các vùng trồng cà phê lớn của nước ta, hạn hán và sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất của loại cây trồng này. Sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn. Đây là mức thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung cà phê Robusta trên thị trường thế giới.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có sản lượng cà phê Robusta đứng đầu thế giới nên nguồn cung giảm mạnh góp phần đẩy giá loại hạt này tăng cao thời gian qua.

Một nước châu Âu chi bạo để mua về đặc sản

Một quán cà phê Việt Nam tại Đức.

Việt Nam và Đức có mối quan hệ cà phê từ lâu

Việt Nam từ lâu là nhà xuất khẩu cà phê quan trọng vào Đông Đức trước kia và nước Đức hiện nay. Đức vẫn nằm danh sách những nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam.

Trong một thỏa thuận nhà nước thời đó, tài liệu từ công ty Cumpa chuyên nhập khẩu cà phê vào Đức cho biết, Đông Đức cung cấp máy móc và hỗ trợ xây dựng nhà cửa, bệnh viện và cơ sở hạ tầng khác tại các vùng trồng cà phê của Việt Nam. Đổi lại, Việt Nam cung cấp cà phê cho Đông Đức.

Đông Đức cũng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho chương trình tái định cư tại Việt Nam để phục vụ quy hoạch vùng trồng cà phê. Tuy nhiên, Bức tường Berlin sụp đổ làm thay đổi tiến trình của thỏa thuận.

Một nước châu Âu chi bạo để mua về đặc sản

Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ảnh minh hoạ.

Sau các sự kiện đó, hầu hết các sản phẩm được sản xuất tại Đông Đức đã biến mất khỏi các kệ hàng, thay thế bằng hàng hóa phương Tây.

Năm 2022, Việt Nam đã sản xuất khoảng 30 triệu bao cà phê (mỗi bao 60 kg), trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất.

Ngày nay, "Việt Nam không chỉ được biết đến với nền kinh tế sản xuất hàng loạt theo kế hoạch mà còn tiên phong trong việc đổi mới sản xuất cà phê Robusta. Những người yêu thích cà phê đều đánh giá cao hương vị độc đáo của những hạt cà phê Robusta hảo hạng này", tài liệu của công ty Cumpa nêu.