Sập hệ thống máy tính toàn cầu, hàng loạt chuyến bay bị hoãn huỷ
Hàng loạt các hãng hàng không, đài truyền hình, ngân hàng và công ty viễn thông trên thế giới đồng loạt ngừng hoạt động sau sự cố liên quan đến hệ điều hành Windows của Microsoft.
Gã khổng lồ an ninh mạng Kaspersky rút khỏi thị trường Mỹ
Các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Kaspersky tuyên bố rằng các hoạt động kinh doanh tại Mỹ của họ “không còn khả thi nữa”.
Công nghệ “thay đổi cuộc chơi” giúp loại bỏ mối phiền toái lớn nhất của điện gió ngoài khơi
Thành công trong việc triển khai công nghệ đóng cọc mới tại dự án ở Đức đánh dấu một cột mốc quan trọng cho ngành điện gió ngoài khơi.
Giải pháp số hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Ngày 11/7, ATS Group phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo "Giải pháp số, công nghệ số, kinh tế số hỗ trợ tăng trưởng phát triển doanh nghiệp" và ra mắt ứng dụng hoàn tiền CashPlus.Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch HĐQT ATS Group cho biết, CashPlus ra đời để giải quyết những "nỗi đau" chung thường thấy của thị trường như: Chi phí trung gian Cao, thiếu kết nối với người tiêu dùng, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế…Ông Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch HĐQT ATS Group.CashPlus ra đời đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển kinh tế số, cung cấp các giải pháp số hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Giải quyết những khoảng trống về công nghệ mà các doanh nghiệp hiện chưa đáp ứng được như kết nối trực tiếp người dùng đến các đơn vị bán hàng và nhà sản xuất, giúp giảm thiểu chi phí trung gian và giảm giá thành sản phẩm và hoàn tiền ngay lập tức (cấp các khoản hoàn tiền ngay lập tức cho người dùng khi thanh toán). Việc hoàn tiền được áp dụng trên mọi nền tảng cả mua sắm online hay mua bán truyền thống, thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng,... là được hoàn tiền.Ứng dụng nền tảng công nghệ số vào mô hình kinh doanh đã giúp phá vỡ các rào cản của các hệ sinh thái nhỏ lẻ, tạo ra một môi trường chung cho cả người bán và người mua, tránh việc phân mảnh thông tin và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.Ông Hoàng Thế Thanh, Tổng Giám đốc ATS Group chia sẻ tại hội thảo.Đối với doanh nghiệp, ông Hoàng Thế Thanh - Tổng Giám đốc ATS Group cho biết, CashPlus giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách hàng; Giảm chi phí và tăng hiệu quả martketing, quảng cáo. "CashPlus giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ứng dụng nền tảng công nghệ số vào mô hình kinh doanh sẽ phá vỡ các rào cản của các hệ sinh thái nhỏ lẻ. Qua đó, tạo ra môi trường chung cho người bán và người mua, tránh việc phân mảnh thông tin và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia", ông Thanh khẳng định.
Loại vũ khí “thần kỳ” diệt gọn UAV với giá “rẻ giật mình”
Vũ khí laser, được gọi là Block-I, "có thể tấn công chính xác các máy bay không người lái cỡ nhỏ và máy bay trực thăng ở cự ly gần", Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) cho biết trong một thông cáo báo chí công bố hôm 11/7.Thông cáo không nêu chi phí sản xuất loại vũ khí năng lượng định hướng, được ví như "StarWars" phát ra các chùm tia cực mạnh trong tối đa 20 giây, nhưng cho biết mỗi phát bắn sẽ chỉ tốn khoảng 2,000 Won (1,45 USD hay 37.000 Đồng).Hình ảnh do DAPA cung cấp cho thấy một loại vũ khí có kích thước bằng một container vận tải biển với hệ thống phát tia laser gắn phía trên và thứ dường như là radar hoặc thiết bị theo dõi được gắn ở một bên của nền tảng.Hình ảnh của vũ khí laser Block-I do Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố. Ảnh: Korea TimesDAPA cho biết, thiết bị này có kích thước 9 m x 3 m x 3 m (29,5 feet x 9,8 feet x 9,8 feet) và bắn ra các tia laser rất khó, nếu không muốn nói là không thể, phát hiện trước khi va chạm – khiến nó trở thành loại vũ khí "thần kỳ" mà đáng sợ."Nó vô hình và không gây tiếng ồn, không cần đạn riêng và chỉ có thể hoạt động khi được cung cấp điện", thông cáo của DAPA cho biết. Các phiên bản trong tương lai có thể được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu lớn hơn nhiều, bao gồm máy bay và tên lửa đạn đạo, đây sẽ là một "yếu tố thay đổi cuộc chơi" tiềm năng, thông cáo nêu rõ.Cơ quan của Hàn Quốc cũng cho biết họ sẽ phát triển "hệ thống vũ khí phòng không laser (Block-II) với công suất và tầm bắn được cải thiện so với hệ thống hiện tại (Block-I)".Nhưng bản thân vũ khí Block-I xuất hiện vào thời điểm quan trọng. Ở Ukraine, Trung Đông và các nơi khác, máy bay không người lái cỡ nhỏ đã chứng tỏ sức mạnh quấy rối của chúng. Các "bầy đàn" drone giá rẻ có khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy các thiết bị quân sự trị giá hàng triệu USD, bao gồm cả xe tăng.Quân đội thường phản ứng bằng cách cố gắng tiêu diệt các drone giá rẻ bằng cách sử dụng các hệ thống phòng thủ trị giá hàng chục nghìn USD cho mỗi cuộc tấn công.Trong bối cảnh này, một loại vũ khí có thể khắc chế UAV/drone với giá "rẻ giật mình" như vũ khí laser Block-I sẽ là một lựa chọn hấp dẫn.Máy bay không người lái của Quân đội Hàn Quốc bay theo đội hình trong cuộc tập trận quân sự chung Hàn Quốc-Mỹ tại Pocheon, ngày 25/5/2023. Ảnh: NY Post"Máy bay không người lái và tên lửa giá rẻ đã làm thay đổi tính toán kinh tế về tấn công và phòng thủ theo hướng có lợi cho những bên sử dụng số lượng lớn hệ thống không người lái và đạn dược giá rẻ để áp đảo các hệ thống phòng không và tên lửa phức tạp hơn", ông James Black, trợ lý giám đốc quốc phòng và an ninh của tổ chức nghiên cứu RAND Europe, cho biết trong một bài đăng trên blog vào tháng 1 năm nay.Theo DAPA, Block-I đã được phát triển trong 5 năm với số vốn đầu tư hơn 63 triệu USD. Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc dẫn đầu việc phát triển hệ thống với sự tham gia của Hanwha Aerospace.Hệ thống này đã vượt qua thử nghiệm vào tháng 4/2023, và được đánh giá là phù hợp cho thực chiến sau khi thành công 100% trong việc bắn hạ mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm bắn đạn thật, theo DAPA.Cơ quan này cho biết, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới công khai thừa nhận sẽ triển khai vũ khí laser được sản xuất đại trà.Đầu năm nay, Vương quốc Anh đã trình làng một loại vũ khí laser mới mà quân đội nước này cho biết có thể mang lại khả năng phòng thủ tên lửa hoặc máy bay sát thương với giá khoảng 13 USD một phát. Nhưng thời điểm có thể triển khai loại vũ khí này chưa được công bố.Năm 2022, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống laser năng lượng cao chống lại mục tiêu là tên lửa hành trình.Nhưng một báo cáo của Hải quân Mỹ về cuộc thử nghiệm đó cho biết họ không có kế hoạch đưa nó vào thực chiến, đồng thời nói thêm rằng nó "cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tương lai của vũ khí laser".Minh Đức (Theo CNN, Defense Post)
VETC phục vụ tới 70% thị phần dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt
Sau thời gian ngắn triển khai thí điểm tại Hà Nội, dịch vụ trông giữ thu giá xe không dùng tiền mặt đã thể hiện rõ nét hiệu quả đạt được 3 tăng, 3 giảm. Tăng chất lượng dịch vụ, tăng tính minh bạch công khai, tăng niềm tin của người dân. 3 giảm là giảm thời gian, thủ tục hành chính và chi phí.Trong lộ trình tiến tới xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội đã xác định nguyên tắc thực hiện khi triển khai mô hình trông giữ thu giá xe không dùng tiền mặt với yêu cầu 2 không 1 có. Đó là thanh toán không dừng, thanh toán không tiền mặt và có hóa đơn điện tử. Nguyên tắc này được quán triệt và yêu cầu tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ khi triển khai phải đảm bảo và thực thi, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện.Từ thành công của việc triển khai dịch vụ ETC bằng công nghệ RFID trên toàn quốc, VETC tiếp tục ứng dụng công nghệ thanh toán không dừng để thanh toán phí bãi đỗ. Sau hơn hai tháng triển khai, dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt của VETC đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có gần 100 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt. Trong đó, VETC phục vụ tới 70% thị phần, triển khai dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt tại 78 điểm gồm 56 điểm trông giữ ô tô và 22 điểm trông giữ xe máy. Hệ thống đã ghi nhận gần 100.000 lượt giao dịch, với tổng giá trị giao dịch hơn 1,5 tỷ đồng và tỉ lệ thanh toán qua ví VETC và mã QR đạt 100%. Chỉ với các điểm trông giữ triển khai thí điểm ban đầu đã ước tính giảm 10,2 tỷ đồng/năm cho người dân, 4,2 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp.VETC phục vụ tới 70% thị phần, triển khai dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt.Ông Trần Ngọc Kiên - Giám đốc dự án chia sẻ rằng, ngay từ những ngày đầu triển khai thí điểm, VETC đã đối mặt với nhiều thử thách do thói quen sử dụng tiền mặt đã có từ lâu. Tuy nhiên, với tinh thần “không ngại khó”, VETC luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, lấy đó làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống, dịch vụ, cải thiện sự hài lòng của người dân.Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho biết VETC đã bố trí đội ngũ hỗ trợ tại các bãi xe để hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng, đăng ký tài khoản, thực hiện thanh toán và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ. Đối với trường hợp một số ngân hàng chưa hỗ trợ chuyển khoản với hạn mức thấp 5.000 đồng, VETC đã liên hệ và kiến nghị các ngân hàng điều chỉnh mức hạn mức phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một cao của người dân.Những tín hiệu tích cực ban đầu sau hơn 2 tháng thí điểm là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa dịch vụ trông giữ xe. Hòa chung với đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, VETC luôn sẵn sàng đồng hành cùng Hà Nội trong công cuộc tiên phong phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Tin vui về vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam LOTUSat-1
Thông tin mới nhất về vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 được PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ tại một cuộc họp báo chiều hôm 12/7 tại Hà Nội.Cụ thể, công tác thiết kế, chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành, và dự kiến có thể được phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.PGS.TS Trần Tuấn Anh cho biết, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nằm trong "Chiến lược Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030".Đến nay, Viện Hàn lâm đã hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án từ nguồn vốn đối ứng; đồng thời đang xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ".Vệ tinh LOTUSat-1 có khối lượng khoảng 570 kg. Đây là vệ tinh sử dụng công nghệ radar có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.Hình ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1 do Tập đoàn NEC của Nhật Bản chế tạo cho Việt Nam. Ảnh: NEC websiteTrả lời câu hỏi về kế hoạch phóng vệ tinh, TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, cho biết lịch phóng vệ tinh được Chính phủ Nhật Bản dự kiến vào tháng 2/2025.Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ được vận hành thử nghiệm trong thời gian 3 tháng. Sau khoảng thời gian thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến sẽ được bàn giao cho Trung tâm vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025. Quá trình để Việt Nam có thể vận hành toàn bộ hệ thống sẽ mất thời gian khoảng 5 năm.Trong dự án vệ tinh LOTUSat-1, có một hạng mục quan trọng là hệ thống mặt đất, bao gồm các thiết bị được sử dụng để điều khiển, vận hành vệ tinh và chuyển dữ liệu ảnh thu được cho người dùng. Để chuẩn bị vận hành vệ tinh LOTUSat-1, các thiết bị mặt đất bao gồm trạm mặt đất (với anten 9,3 m) và trung tâm vận hành điều khiển vệ tinh, trung tâm ứng dụng dữ liệu vệ tinh đã được tiến hành lắp đặt tại Hòa Lạc.Công việc này đã được triển khai từ tháng 5/2024 và đang trong giai đoạn tích hợp, thử nghiệm hệ thống. Dự kiến đến tháng 9/2024, hệ thống sẽ được thử nghiệm xong và bàn giao cho Việt Nam. Một số hạng mục nhỏ còn lại như trung tâm phổ biến kiến thức, với các hạng mục như bảo tàng khoa học công nghệ vũ trụ, kính thiên văn... dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2024 và từng bước đưa vào sử dụng. Hạng mục hạ tầng phục vụ nghiên cứu, phát triển, lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm và vận hành các vệ tinh nhỏ dưới 180kg dự kiến đến tháng 12/2025 sẽ kết thúc. "Đây là cơ sở để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện đề án tăng cường năng lực quan sát Trái đất sử dụng vệ tinh nhỏ, có thể hiểu tóm tắt là xây dựng chùm vệ tinh nhỏ Made in Vietnam", Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nói.Trước đó, hồi năm 2019, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã ký kết gói thầu "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực" thuộc Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.Mục tiêu của gói thầu "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực" là phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp. Đây là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn về khoa học công nghệ.Ngoài việc phát triển vệ tinh LOTUSat-1, gói thầu còn bao gồm việc triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống Trạm mặt đất, Trung tâm điều hành vệ tinh, Trung tâm khai thác dữ liệu vệ tinh và hạ tầng công nghệ thông tin. Phía đối tác là Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) cũng sẽ tiến hành đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thông qua khóa đào tạo vệ tinh nâng cao tại cơ sở chế tạo vệ tinh và Khóa đào tạo ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.Vệ tinh LOTUSat-1 được thiết kế, chế tạo bởi tập đoàn NEC. Quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được thực hiện tại nhà máy sản xuất vệ tinh của Tập đoàn NEC (Nhật Bản). Kim Vy (T/h theo VTV, Vietnamnet)
Thiết bị giúp UAV “phản đòn” tác chiến điện tử
Cuộc chiến ở Ukraine, thường được coi là cuộc chiến máy bay không người lái (UAV/drone) đầu tiên trên thế giới, đã khiến cả 2 bên trong cuộc xung đột phải dựa vào các “bầy đàn” máy bay không người lái cỡ nhỏ để giám sát vị trí của đối phương và thả bom hay nhắm hỏa lực vào mục tiêu.Những máy bay không người lái nhỏ, rẻ tiền này, thường được trang bị công nghệ góc nhìn thứ nhất (FPV), đang ngày càng được triển khai hiệu quả trên chiến trường thay cho máy bay có người lái hoặc tên lửa vốn đắt hơn nhiều.Tuy nhiên, “kẻ thù” số 1 của những chiếc máy bay không người lái này là các hệ thống tác chiến điện tử (EW) vốn có thể dễ dàng gây nhiễu tín hiệu vô tuyến, khiến UAV bắn trượt mục tiêu hoặc rụng xuống.Trong bối cảnh đó, một công ty điện tử khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles, bang California, Mỹ, đang nỗ lực phát triển các giải pháp cho vấn đề này, cung cấp công nghệ chống nhiễu để Ukraine và các quốc gia đồng minh sử dụng.Nền tảng SKY MANTIS 2 của Evolve Dynamics đã sử dụng công nghệ vô tuyến chống nhiễu của Doodle Labs ở Ukraine. Ảnh: DroneLife“Tôi nghĩ ban đầu điều đó thật bất ngờ, nhưng đã có vô số đổi mới và cách sử dụng sáng tạo đáng kinh ngạc của máy bay không người lái trong chiến tranh”, ông Amol Parikh, đồng giám đốc điều hành của Doodle Labs, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với DroneLife công bố hôm 8/7.Ông Parikh cho biết, trong những tháng gần đây, công ty đã tập trung hỗ trợ nhiều nhà sản xuất máy bay không người lái – bao gồm cả những nhà sản xuất có trụ sở tại Ukraine, cũng như nhà sản xuất từ các quốc gia đồng minh như PDW, một công ty của Mỹ, và Evolve Dynamics có trụ sở tại Anh – bằng cách cung cấp cho họ công nghệ chống nhiễu sử dụng cho máy bay không người lái thuộc nhiều loại hình và kích cỡ khác nhau được sử dụng trong thực chiến.Thiết bị thú vị này của Doodle Lab có tên là Sense (cảm giác), mang lại một tính năng mới cho công nghệ Mesh Rider Radios – bộ định tuyến MANET (mạng tùy biến di động) được phát triển như một phần mở rộng của nền tảng vô tuyến được Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ, “nhằm giải quyết các thách thức về gây nhiễu đối với robot tầm xa, quan trọng và các ứng dụng của nhóm được kết nối để có liên kết dữ liệu linh hoạt hơn”, theo một tuyên bố của Doodle Lab.“Khả năng chống nhiễu này của Sense thực sự hữu ích và hiệu quả trong các môi trường như vậy”, ông Parikh nói. “Các máy bay không người lái có bán trên thị trường không sử dụng bất kỳ loại liên kết dữ liệu đặc biệt nào như của chúng tôi hoạt động ở các dải tần Wi-Fi tiêu chuẩn, vốn đã được biết đến và rất dễ bị nhiễu”.Điều này cũng đúng với máy bay không người lái FPV, một số được chế tạo từ đầu. Mặc dù chúng đã được chứng minh là vũ khí hiệu quả đáng ngạc nhiên trên chiến trường và có thể được sản xuất với chi phí rất thấp – khiến chúng được ưu tiên sử dụng hơn so với các loại vũ khí đắt tiền hơn nhiều – nhưng chúng vẫn ẩn chứa một lỗ hổng lớn. Chúng thường được bay bằng bộ điều khiển RC, truyền tín hiệu trên băng thông phổ biến và do đó rất dễ bị làm nhiễu.“Chúng đại diện cho một cơ hội. Thay vì bỏ ra hàng chục nghìn USD cho mỗi máy bay không người lái, giờ đây các vị chỉ cần vài trăm USD”, ông Parikh cho hay khi đề cập đến chi phí nâng cấp các drone để chúng chống chọi tốt hơn trước tác động của EW.Thiết bị Sense của Doodle Labs cung cấp cho máy bay không người lái khả năng linh hoạt về tần số, khả năng của hệ thống vô tuyến để nhanh chóng thay đổi tần số hoạt động. Công nghệ này làm cho bộ điều khiển RC của máy bay không người lái FPV trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng khắc phục các nỗ lực gây nhiễu trong khi chi phí vẫn ở mức thấp.Minh Đức (Theo DroneLife)
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Các nhà khoa học hãy bước ra gặp nông dân
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khuyến khích các viện nghiên cứu khoa học đưa ra các giải pháp hữu ích từ ý tưởng của nông dân, làm sao cho bà con bớt vất vả.
Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO 2024 - Công nghệ mới cho Kỷ nguyên mới
Sáng 10/5 tại TP.HCM, Lễ khai mạc Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO do Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA), Công ty Cổ phần Tập đoàn Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD, Alta Media và các đối tác phối hợp được long trọng tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện sẽ diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 10 – 12/7/2024) tại Trung tâm Triển lãm Hội nghị Quốc tế SKY EXPO Việt Nam (Khu Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM).
UAV cảm tử “Đom đóm” Firefly lần đầu thực chiến
Một trong những ưu điểm của UAV cảm tử “Đom đóm” Firefly do hãng Rafael của Israel sản xuất là kích thước nhỏ gọn và đã trải qua thực chiến.
Hệ thống bay không người lái UAV “Lôi thần” THOR: Rẻ mà “có võ”
Hệ thống bay không người lái “Lôi thần” THOR có thể được triển khai trong vòng chưa đầy 2 phút và được mang theo trong ba lô vì nó có thể được gấp lại dễ dàng.
HP Việt Nam hợp tác cùng Thế Giới Di Động, tập trung vào phát triển ngành bán lẻ và trải nghiệm cao cấp cho người dùng
HP Việt Nam và Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (TGDĐ) vừa chính thức ký biên bản thỏa thuận (MOA) để thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược. Hợp tác này thể hiện tầm nhìn chung của hai bên trong việc phát triển doanh nghiệp, đồng thời đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình thúc đẩy các tiến bộ công nghệ, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và sự phát triển của ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Tàu ngầm hạt nhân Vanguard sở hữu loại vũ khí khiến mọi đối thủ e ngại
Điểm “đáng gờm” nhất của tàu ngầm lớp Vanguard là tích hợp tên lửa đạn đạo Trident II có khả năng gây thương vong khủng khiếp ở những vùng lãnh thổ xa xôi rộng lớn.