Đây là mức nhanh hơn tới 2 giây so với kỷ lục thế giới hiện nay là 3,47 giây. Số bước xếp mà con người phải thực hiện trung bình khoảng 50 bước.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tốc độ, DeepCubeA lại chưa phải hệ thống xếp rubik nhanh nhất hiện nay. Cỗ máy tự động min2phase của trường đại học Massachusetts (MIT) hiện giữ kỷ lục thời gian xếp rubik, chỉ khoảng 0,38 giây.
Tuy nhiên, min2phase vận hành dựa trên thuật toán cứng và được tối ưu cao độ chứ không phải trí tuệ nhân tạo tự suy. Nói cách khác, min2phase được thiết kế tập trung vào việc xử lý rubik tối ưu nhất ngay từ đầu, còn DeepCubeA phải tự mày mò tìm ra cách mà nó cho là tối ưu.
Điều thú vị nhất còn nằm ở chỗ các nhà nghiên cứu tới nay vẫn chưa làm rõ được tại sao DeepCubeA có thể tự “mò mẫm” ra các thủ thuật xếp hoàn thiện rubik, dù họ chỉ cho hệ thống này xem một lần phiên bản hoàn thiện với mỗi mặt chỉ có một màu duy nhất mà không hề chỉ bảo các phương thức hay thủ thuật xếp.
Tuy nhiên, từ lần đầu nhìn thấy khối rubik hoàn thiện, DeepCubeA chỉ mất 2 ngày để đưa ra được “chiến lược” xử lý riêng thông qua mạng thần kinh tương tự cách não người xử lý thông tin, kết hợp với một số thủ thuật học máy khác mà gần như không cần tới sự tương tác của con người. Nó cũng liên tục cải thiện năng lực hoàn thiện khối rubik với các mô hình xếp khó hơn.
Ở thời điểm nặng nhọc nhất, hệ thống này phải “ngẫm nghĩ” tới 10 tỷ tổ hợp xếp khác nhau, và phải tìm duy nhất một phương án hoàn thiện trong không quá 30 bước xếp. Ngoài rubik, DeepCubeA cũng có thể xử lý được các trò chơi cân não khác như Sokoban hay Lights Out với tốc độ vượt trội so với con người.
Dĩ nhiên, DeepCubeA không chỉ được thiết kế cho các trò chơi của thập niên 70 thế kỷ trước. Việc có thể tạo ra một hệ thống trí tuệ nhân tạo thông minh với khả năng tự suy luận tuyệt vời như vậy chắc chắn sẽ đem tới nhiều ứng dụng rộng hơn trong tương lai.
Hoàng Linh/ HNMO