Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ gì đối với thể loại chụp ảnh cận cảnh nữa. Nhiếp ảnh macro có thể được coi như là một trong những thể loại ảnh giúp đặc tả những đồ vật "tí hon" trở nên phi thường và có ý nghĩa hơn. Những đồ vật "tí hon" này có thể là hoa lá, những con côn trùng, giọt nước hay thậm chí là đôi mắt,... Thông qua ống kính macro, chúng ta có thể cảm nhận được những thứ nhỏ bé dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.
Nếu như trước đây, để có thể chụp được thể loại cận cảnh macro, người dùng sẽ cần tới những máy ảnh và ống kính macro chuyên nghiệp, hay những phụ kiện ống kính gắn ngoài (nếu bạn chụp với smartphone), thì giờ đây, với Galaxy A51 cùng camera macro chụp cận cảnh hoàn toàn mới, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trở thành một macroist với những tác phẩm xuất sắc dưới ống kính của Galaxy A51.
Tuy nhiên, để có thể có được những bức ảnh macro đẹp và sắc nét thật là "căng", thiết bị vẫn chỉ là một phần nhỏ, chất lượng hình ảnh sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và khả năng làm chủ điều kiện môi trường cũng như ánh sáng. Nếu bạn đang sở hữu Galaxy A51 nhưng vẫn không thể chụp ra được những bức ảnh macro thật là đẹp, đừng lo, dưới đây và 4 mẹo nhỏ mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng để cho ra được những bức ảnh cận cảnh siêu chất lượng.
Lên ý tưởng những thứ cần chụp
Tất nhiên, muốn có những bức ảnh đẹp, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là xác định cũng như lên ý tưởng xem mình sẽ chụp gì. Không chỉ riêng gì thể loại macro, hầu hết trường phái nhiếp ảnh đều cần phải nắm rõ đối tượng cần chụp. Đối với nhiếp ảnh macro cũng vậy, đối tượng cần chụp ở đây thường sẽ là những thứ gì đó nhỏ bé, càng nhỏ càng tốt, có thể kể tới như hoa, lá, giọt nước hay thậm chí là những con côn trùng. Qua ống kính macro của Galaxy A51, người chụp hoàn toàn có thể đặc tả những sự vật nhỏ bé như vậy để làm nổi bật chủ thể dưới một góc nhìn mới lạ.
Làm chủ ánh sáng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng ảnh chụp chính là ánh sáng. Thật vậy, ánh sáng tự nhiên bao giờ cũng là ánh sáng tốt nhất để chúng ta có thể chụp ra được những bức ảnh đẹp. Do vậy, bạn có thể tìm những nơi có ánh sáng tự nhiên tốt, ví dụ như nếu muốn chụp hoa lá, côn trùng, bạn có thể ra công viên trong một ngày nắng ấm. Thời điểm tuyệt vời để có ánh sáng đẹp là buổi sáng và buổi chiều tà (giờ vàng), tránh thời điểm nắng gắt như giữa trưa hoặc hết nắng.
Mặc dù ánh sáng tự nhiên là một loại ánh sáng tốt, nhưng nếu điều kiện không cho phép hoặc bạn buộc phải chụp trong những môi trường có ánh sáng không được lý tưởng thì cũng đừng lo lắng, chúng ta vẫn có thể tự set up một môi trường với ánh sáng đầy đủ để cho ra ảnh chụp có chất lượng tốt nhất, tất cả những gì mà bạn cần là một hoặc hai chiếc đèn LED sáng, hoặc nếu không có thì sử dụng sẵn đèn flash của điện thoại cũng được. Với nguồn sáng nhân tạo này thì bạn có thể điều chỉnh hướng ánh sáng một cách thoải mái, không bị phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên nữa.
Sử dụng chân máy hoặc chế độ chụp liên tiếp để giữ khung hình sắc nét
Do sử dụng camera macro siêu cận để chụp ảnh, do đó không thể tránh khỏi việc bị rung tay, mờ nhòe hoặc lệch nét, bởi khoảng cách lấy nét của camera macro trên Galaxy A51 chỉ là từ 3 - 5cm, do đó việc bị out nét là điều khó có thể tránh khỏi. Và bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này chỉ với một chiếc chân máy (tripod). Chân máy sẽ giúp cho chiếc Galaxy A51 của bạn được cố định và không bị rung trong quá trình chụp, nhờ vậy ảnh sẽ sắc nét và có chất lượng tốt hơn.
Ngoài ra, nếu không có chân máy, bạn cũng có thể sử dụng chế độ chụp liên tiếp của Galaxy A51 (giữ vào nút chụp), rồi sau đó lọc ra các bức ảnh có chất lượng tốt nhất, sắc nét và đẹp nhất. Tính năng này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình chụp bởi chúng ta không phải chụp lại mỗi khi chụp ảnh không ưng ý.
Mẹo nhỏ cuối: Hậu kỳ
Với bước cuối cùng này, sau khi đã chụp ra được những bức ảnh ưng ý, hãy sử dụng những phần mềm chuyên dụng dùng để chỉnh sửa ảnh như VSCO, Snapseed (smartphone) hoặc Adobe Lightroom, Photoshop (PC) để hậu kỳ bức ảnh của bạn. Trong quá trình hậu kì, bạn hoàn toàn có thể tăng độ nét của ảnh (sharpness) và áp những bộ filter màu độc đáo để cho bức ảnh trở nên đẹp hơn và bắt mắt hơn.
Như vậy là với 4 mẹo nhỏ phía trên, bạn hoàn toàn có thể chụp ra được những bức hình macro độc đáo và có phần chuyên nghiệp như những nhiếp ảnh gia macroist. Thành quả sẽ cực kỳ ấn tượng và tuyệt vời, có thể sẵn sàng đặt làm hình nền cho điện thoại và máy tính của bạn luôn.
Theo TTTO