Khuyến khích kết hợp y học cổ truyền điều trị bệnh lý về trực tràng

20/10/2024 20:15

(Chinhphu.vn) – Theo các chuyên gia y tế, các bệnh lý về hậu môn trực tràng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá. Bệnh thường gây đau nhức, khó chịu, lo âu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm.

Khuyến khích kết hợp y học cổ truyền điều trị bệnh lý về trực tràng- Ảnh 1.

Chia sẻ tại Hội nghị khoa học Hội Hậu môn trực tràng toàn quốc lần thứ 11 tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày 19/10, PGS.TS Lê Mạnh Cường, Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho biết, các bệnh lý về hậu môn trực tràng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá.

Hiện nay, nệnh lý vùng hậu môn trực tràng là một trong những bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh lý ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh lý về ung thư, bệnh trĩ ảnh hưởng trên 50% dân số, rò hậu môn trên 25% dân số, đại tiện không tự chủ trên 24%, đau hậu môn từ 4-18%, táo bón mạn tính 14-28%.

Các chuyên gia y tế cho biết, phần lớn các bệnh lý về hậu môn, trực tràng (ngoại trừ ung thư) thường không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng các bệnh lý này thường gây đau nhức, khó chịu, lo âu cho người bệnh, làm giảm khả năng làm việc và tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các bệnh lý này tưởng đơn giản như trĩ, nứt, kẽ, rò hậu môn, táo bón, không đại tiện được… nhưng nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ biến chứng trở nên trầm trọng và nguy hiểm như mắc ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.

Kết hợp nhiều bài thuốc cổ truyền trong điều trị

Thực tế, đến nay, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đối với các bệnh lý về hậu môn trực tràng vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, vì vậy chưa có giải pháp đặc thù nào tốt nhất đối với mỗi bệnh lý về hậu môn trực tràng.

Kết luận của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới
 12/07/2024 18:04
Điều trị ban ngày tại cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền thế nào?Điều kiện bổ sung phạm vi chuyên môn cho bác sĩ y học cổ truyềnBổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn với bác sĩ y học cổ truyềnKết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh thế nào?Bác sĩ y học cổ truyền có được tham gia đào tạo các chuyên khoa khác?Xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại họcKết hợp y học cổ truyền và hiện đại điều trị hậu COVID-19 hiệu quả rất caoNghiên cứu thuốc y học cổ truyền có tiềm năng điều trị COVID-19Nghiên cứu thuốc y học cổ truyền có tiềm năng điều trị COVID-19
 12/08/2021 16:25

PGS.TS Lê Mạnh Cường lấy dẫn chứng, cùng là một bệnh về trĩ, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị và phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Trong khi đó, hiện nay, các bệnh lý hậu môn trực tràng đang được điều trị hiệu quả bằng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, điều trị nội khoa, phẫu thuật, thủ thuật và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Theo kinh nghiệm nhiều năm điều trị cho bệnh nhân trong lĩnh vực này, PGS.TS Lê Mạnh Cường nhấn mạnh, việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng có hiệu quả rất tốt. Nếu chỉ sử dụng học hiện đại hoặc chỉ áp dụng y học cổ truyền trong điều trị các bệnh lý này thì không thể có hiệu quả tối ưu nhất.

Theo đó, các phương pháp y học cổ truyền điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng được đánh giá dựa trên các triệu chứng lâm sàng, được chỉ ra tính hiệu quả của các liệu pháp như dùng thuốc thảo dược và các bài thuốc cổ truyền, với nhiều bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh, từng phân loại cụ thể gắn kết chặt chẽ với thể trạng của người bệnh, đồng thời chú trọng đến việc cải thiện sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

"Can thiệp phẫu thuật là giải pháp cuối cùng đối với các bệnh lý về hậu môn trực tràng, khi bệnh nhân không đáp ứng được phương pháp trước đó", PGS Lê Mạnh Cường cho biết.

Các chuyên gia chuyên y tế khuyến cáo, để phòng các bệnh lý về hậu môn trực tràng, người dân cần ăn thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không hút thuốc, uống rượu bia, không tạo áp lực mạnh khi đại tiện, tránh ngồi lâu và thường xuyên tập thể dục...

Thiếu tướng, GS.TS Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, Hội nghị khoa học Hậu môn trực tràng toàn quốc lần thứ 11 năm nay quy tụ hơn 500 chuyên gia hàng đầu, các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của các cơ sở y tế, bao gồm cả cơ sở y tế quân dân y trên cả nước. Hội nghị có mục tiêu kết nối và chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, các kết quả ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng…từ đó có giải pháp điều trị tích cực nhất cho người bệnh.

Thuý Hà