Đồng hành cùng trẻ em an toàn trên môi trường mạng internet

25/04/2020 05:05

Thành phố Hà Nội yêu cầu, đối với xe taxi, xe công nghệ, xe đưa đón công nhân, học sinh và vận chuyển hành khách công cộng thì không được khai thác quá 30% tần suất xe hoạt động; trên mỗi xe không được khai thác quá 50% chỗ ngồi, không quá 20 người; lái xe, hành khách phải đeo khẩu trang…

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội diễn ra chiều nay 24/4, làm rõ thêm về hoạt đông của vận tải hành khách sau khi thành phố hết thời gian cách ly xã hội, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Vũ Hà cho biết, sau khi có văn bản của Bộ GTVT, Hà Nội đã cho xe ô tô chạy liên tỉnh hoạt động với tần suất từ 30%; còn đối với hoạt động vận tải nội tỉnh gồm xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ thì cho triển khai hoạt động với tần suất từ 20-30%.

Riêng với 2 huyện có nguy cơ cao hiện nay là huyện Thường Tín và Mê Linh, trong đó huyện Thường Tín có đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 chạy qua, Sở GTVT Hà Nội xin ý kiến Ban Chỉ đạo cho phép các xe liên tỉnh được đi qua các khu vực này nhưng không được dừng, đỗ để tiện lưu thông.

Hà Nội: Vận tải hành khách công cộng chỉ được hoạt động tối đa 30% tần suất

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Chỉ đạo về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý  nhấn mạnh, công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT.

Cụ thể: Đối với xe taxi, xe công nghệ, xe đưa đón công nhân, học sinh và vận chuyển hành khách công cộng thì không được khai thác quá 30% tần suất xe hoạt động; trên mỗi xe không được khai thác quá 50% chỗ ngồi, không quá 20 người; lái xe, hành khách phải đeo khẩu trang…

Về đề xuất của Sở GTVT, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng ý cho các phương tiện lưu thông trên các tuyến quốc lộ, các tuyến đường liên tỉnh qua 2 địa bàn có nguy cơ cao là huyện Thường Tín và huyện Mê Linh, nhưng phải đảm điều kiện an toàn phòng chống dịch.

Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Y tế chủ trì dự thảo một Chỉ thị của UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố từ nay đến 30/4 và thời gian tiếp theo, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như phù hợp với thực tiễn ở thành phố.

Trước mắt, Ban chỉ đạo thành phố đề nghị 2 huyện còn nguy cơ cao là Mê Linh, Thường Tín tiếp tục phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 05 của Chủ tịch UBND TP, trong đó có việc tiếp tục cách ly xã hội.

Với các sở ngành, quận, huyện, thị xã còn lại, cần tăng cường phát hiện, xét nghiệm, cách ly, dập dịch khi xuất hiện bệnh nhân; tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng bệnh, nhất là hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết, hạn chế tập trung đông người nơi công cộng.

Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội cũng yêu cầu tiếp tục tạm dừng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao đông người tại nơi công cộng, hạn chế các nghi lễ tôn giáo; yêu cầu tập trung không quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và khi tập trung đông người phải đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách (không đứng gần nhau dưới 2m).

Cùng đó, tiếp tục dừng hoạt động các ngành kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch, karaoke, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, nhà hát, chơi game online… theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 24/4, Việt Nam có 268 ca mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố. Đến nay, 225 trường hợp đã khỏi bệnh ra viện, còn 43 trường hợp đang được điều trị, chưa có trường hợp tử vong. Đáng chú ý, ngày 24/4, bệnh nhân 137 dương tính trở lại sau khi xuất viện.

Riêng Hà Nội có 112 ca mắc (81 trường hợp đã khỏi ra viện, 31 trường hợp đang điều trị). Từ ngày 15/4 -24/4/2020 Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới.

Sở Y tế Hà Nội nhận định, tuy tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và tại Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, liên tiếp nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới, song tình hình dịch bệnh trên thế giới và đặc biệt tại một số nước xung quanh khu vực vẫn diễn biến phức tạp. Theo Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các nước có thể đối mặt với làn sóng dịch thứ 2.

 Hà Nội vẫn là địa phương có nguy cơ vì còn ổ dịch chưa qua 28 ngày, do vậy không thể chủ quan, lơ là mà cần tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, không để phát sinh ca nhiễm/ổ dịch mới.

Hạnh Nguyên

Nguồn