Diễn biến mới tuyến đường sắt 3,5 tỉ USD nối Thủ Thiêm (Tp.HCM) đến Long Thành (Đồng Nai)

03/04/2025 21:30

Dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành đã được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu và lấy ý kiến các địa phương liên quan. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được hoàn thiện để dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 10/2025.

Mới đây, Bộ xây dựng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân Tp.HCM làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án tuyến đường sắt

Tuyến đường sắt này có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm thuộc phường An Phú, Tp.Thủ Đức (Tp.HCM); điểm cuối tại Ga S20 - Long Thành trong Cảng hàng không quốc tế Long Thành (nhà ga T3, T4), thuộc xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương giao UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành. Đồng thời giao UBND TP.HCM làm việc, thống nhất với UBND tỉnh Đồng Nai về việc giao UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư công.

Trong trường hợp được giao làm cơ quan có thẩm quyền, UBND TP.HCM tiếp nhận toàn bộ kết quả nghiên cứu hiện có của dự án tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành (hiện do Ban quản lý dự án đường sắt – Bộ Xây dựng thực hiện) để tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.

Diễn biến mới tuyến đường sắt 3,5 tỉ USD nối Thủ Thiêm (Tp.HCM) đến Long Thành (Đồng Nai)- Ảnh 1.

Bộ Xây dựng kiến nghị người đứng đầu Chính phủ cho phép UBND TP.HCM nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành vào trong quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM. Đồng thời đề xuất Chính phủ xem xét, chấp thuận bổ sung dự án vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP.HCM.

Theo Bộ Xây dựng, phương án này sẽ giúp sớm triển khai tuyến đường sắt kết nối giữa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ công tác xây dựng, vận hành và khai thác tối đa các quỹ đất xung qua khu vực dự án; tăng tính chủ động của địa phương trong việc triển khai công trình.

Ước tính nếu tuyến kết nối được áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt nêu trên thì công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành khoảng 1 năm.

Hiện, dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu và lấy ý kiến các địa phương liên quan. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được hoàn thiện để dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 10/2025.

Vào tháng 4/2024, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa hai sân bay lớn nhất cả nước.

Tháng 12/2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu và báo cáo về các dự án đường sắt kết nối với sân bay Long Thành, bao gồm tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.

Cùng thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.

Theo phương án đề xuất, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có chiều dài 41,83km. Trong đó, đoạn qua Tp.HCM dài hơn 11,7km, qua Đồng Nai dài hơn 30km.

Về hướng tuyến, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành bắt đầu từ ga Thủ Thiêm, đi song song về bên phải đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Sau khi giao cắt với đường vành đai 3 Tp.HCM, tuyến rẽ phải đi song song về bên trái đường vành đai 3, vượt sông Đồng Nai tại vị trí cách tim cầu Nhơn Trạch trên đường vành đai khoảng 62,5m về phía thượng lưu.

Sau khi vượt sông Đồng Nai tuyến vẫn bám sát đường vành đai 3, đi bên trái của đường vành đai. Đến khu vực giao cắt với tỉnh lộ 25B, hướng tuyến rẽ trái và đi vào dải phân cách giữa đường tỉnh lộ 25B.

Tới địa phận xã Long An, huyện Long Thành (Đồng Nai) tuyến sẽ đi ngầm bám theo đường trục chính quy hoạch của xã. Sau khi giao cắt khác mức quốc lộ 51, tuyến đi cùng hành lang của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đi vào giữa dải phân cách thuộc hành lang dành cho đường sắt dọc theo đường trục số 1 vào sân bay Long Thành. Sau phạm vi sân bay Long Thành tuyến rẽ phải vào depot đặt tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành.

Diễn biến mới tuyến đường sắt 3,5 tỉ USD nối Thủ Thiêm (Tp.HCM) đến Long Thành (Đồng Nai)- Ảnh 2.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt sẽ kết nối trung tâm Tp.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Việc kết nối hiệu quả giữa Tp.HCM và sân bay Long Thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch và dịch vụ logistics. Từ đó dự án tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương và quốc gia. Trong đó có thị trường bất động sản.

Khi tuyến đường sắt được triển khai, các khu vực như Thủ Thiêm (Tp.HCM), Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) sẽ thu hút các nhà đầu tư do khả năng kết nối thuận lợi với sân bay Long Thành và Tp.HCM. Các dự án bất động sản gần ga đường sắt sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ thông tin hạ tầng này. Việc kết nối đi lại thuận lợi sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị cao cấp, khu phức hợp thương mại và dịch vụ lân cận sân bay. Từ đó gia tăng giá trị đầu tư cũng như nhu cầu ở thực. 

Ghi nhận cho thấy, có vị trí gần sân bay Long Thành (mất 10 phút di chuyển), hiện có dự án căn hộ FIATO Airport City của Thang Long Real Group sẽ tiếp cận nhanh với tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành. Từ dự án di chuyển khoảng 30 phút đến Tp.HCM thông qua cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dễ dàng kết nối các tuyến đường huyết mạch Đồng Nai – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, đại lộ Nguyễn Ái Quốc; đồng thời nằm gần cụm cảng trọng điểm như cụm cảng Thị Vải Cái Mép, Cảng Phước An... theo đó, gần đây dự án chỉ mới rục rịch ra thị trường Nhơn Trạch đã nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường. Đây là khu căn hộ hiện đại với các lựa chọn từ 1-3 phòng ngủ và các căn thương mại dịch vụ, được trang bị loạt tiện ích nội khu cao cấp. Dự án thuộc khu dân cư Thang Long Home - Hiệp Phước, quy mô 9,8ha, đã đi vào hoạt động với hơn 60% cư dân sinh sống và hệ tiện ích nội khu hoàn thiện.

Cùng với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành thì Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp với UBND TP.HCM nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối giữa hai Cảng hàng không quốc tế với 2 tuyến đường sắt đô thị.

Tuyến đường sắt đô thị số 6 kết nối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (nút giao Phú Hữu); sau đó dùng chung hạ tầng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối tới Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến ga Thủ Thiêm sau đó theo tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Lộ trình đầu tư trước năm 2030.