Nhiều thuỷ điện lớn miền Bắc không còn phát điện cầm chừng
Hiện chỉ còn 3 hồ thủy điện ở mực nước thấp, các hồ lớn khu vực Bắc Bộ phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.
Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Các báo cáo, tham luận với nội dung phong phú, hàm lượng khoa học cao đã nêu bật những giá trị ngoại hạng toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; các hướng tiếp cận, giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản.
Như tin đã đưa, ngày 30/6, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".
Các đại biểu thảo luận chuyên môn về Khai thác du lịch di sản Phong Nha – Kẻ Bàng theo quan điểm phát triển bền vững.
Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023).
Hội thảo nhận được 26 bài tham luận và báo cáo khoa học trong đó có 13 bài trình bày tại Hội thảo. Trong phiên tham luận tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trình bày và thảo luận về các nội dung: Định hướng phát triển bền vững Di sản thế giới theo quan điểm của UNESCO; kết quả 20 năm khám phá hang động tại Quảng Bình của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh; Di sản hang động Karst tiêu biểu làm nên giá trị mỹ học của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; Tham luận về kết quả và đề xuất các cơ hội hợp tác liên biên giới Phong Nha - Kẻ Bàng; Khai thác du lịch Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng phát biểu bền vững; Một số vấn đề về nghiên cứu đa dạng sinh học...
Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước.
Cùng với đó là các tham luận về giải pháp để Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Phát huy danh hiệu Di sản trong chiến lựợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Quản lý rủi ro trong hoạt động thám hiểm; Phát huy các giá trị khảo cổ học liên ngành góp phần làm phong phú thêm giá trị của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng... Tại hội thảo cũng nêu nhiều khó khăn đòi hỏi các nhà quản lý, khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Hội thảo cũng giành thời gian để các đại biểu tập trung thảo luận chuyên môn về khai thác du lịch Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng theo quan điểm phát triển bền vững.Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã đóng góp những ý kiến, giải pháp, định hướng trong công tác bảo tồn, khai thác để Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng phát triển theo hướng bền vững.
Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chua Me Đất đưa ra tham luận về Giải pháp để Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các báo cáo, tham luận với nội dung phong phú, hàm lượng khoa học cao đã nêu bật những giá trị ngoại hạng toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; các hướng tiếp cận, giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản. Đặc biệt, Hội thảo được nghe các nhà quản lý chia sẻ cơ chế quản lý tài nguyên bền vững và những phát hiện mới trong nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tỉnh Quảng Bình đưa ra các giải pháp hiệu quả cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên của Di sản.
Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, phát biểu bế mạc Hội thảo.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết, Hội thảo đã ghi nhận những đóng góp, hiến kế quan trọng của các nhà quản lý, nhà bảo tồn, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân trong suốt thời gian qua đã chung tay góp sức để các thảm thực vật rừng nguyên sinh được duy trì và phát triển; các cảnh quan được bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực; các hang động mới được khảo sát, các đặc điểm địa chất địa mạo được bổ sung; các phương pháp quản lý mới được áp dụng.
Đặc biệt, đã có những nghiên cứu hết sức quan trọng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học; cập nhật thêm nhiều loài, ghi nhận thêm nhiều loài mới cho khoa học, phát hiện các quần thể loài thực vật quý hiếm. Đây là những giá trị hết sức quan trọng, không chỉ tôn vinh thêm cho Di sản mà còn đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được xem là điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong nhấn mạnh: “Tỉnh Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để giữ gìn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới cũng như việc xây dựng và đệ trình hồ sơ đề nghị công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 3, xây dựng Phong Nha – Kẻ Bàng đạt tiêu chuẩn Khu du lịch quốc gia vào năm 2025, trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Cam kết, khẳng định sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật và tuân thủ Công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với tỉnh Khăm Muồn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.
Ngô Huyền
“Vương quốc hang động”–điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới
Sau 20 năm được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch của khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu du lịch của một “Vương quốc hang động”.
Du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, không chỉ đóng góp phát triển kinh tế cho khu vực mà còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn Di sản, giảm áp lực lên tài nguyên thông qua tạo việc làm cho người dân. Theo BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, đã có hơn 3.000 người dân vùng đệm tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, sản xuất hàng lưu niệm; tham gia vào các tổ bảo vệ rừng, nhóm bảo tồn thôn bản, hướng dẫn viên du lịch, porter, đội thuyền phục vụ khách du lịch (hiện có 401 thuyền), nhân viên chụp ảnh (hiện có 275 người). Thời điểm phát triển “nóng” nhất, tại khu vực thị trấn Phong Nha và vùng lân cận có đến 114 cơ sở lưu trú (trong đó có 75 homestay), với hơn 1.000 phòng.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng góp phần tạo ra xu hướng dịch chuyển lao động trước đây từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang phát triển du lịch, dịch vụ…, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng đệm, làm giảm đáng kể áp lực lên tài nguyên VQG, tạo điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác bảo vệ rừng, bảo tồn Di sản.
Ông Trần Đức Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Phong Nha thông tin, trước đây, đa số người dân sống nhờ vào nghề “đi rừng” khai thác gỗ, săn bắn động vật quý hiếm… làm nảy sinh nhiều hệ lụy xã hội phức tạp. Nhưng từ khi Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là di sản, người dân đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của mình. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của BQL Vườn, cơ quan chức năng địa phương, rừng di sản đã được bảo tồn một cách trọn vẹn. Du lịch phát triển, người dân được hưởng lợi trực tiếp khi được giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định. Không ít “lâm tặc” đã hoàn lương, trở thành những những porter chuyên nghiệp, người nông dân trở thành chủ các tàu thuyền chở khách tham quan động…
Đội thuyền phục vụ khách du lịch tham quan động Phong Nha chủ yếu là người dân địa phương.
Giám đốc BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng Phạm Hồng Thái cho biết, để thương hiệu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, ngày càng vươn tầm thế giới, BQL vườn đã xác định, thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung đẩy mạnh công tác phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch theo hướng bền vững. Kêu gọi, khuyến khích các dự án đầu tư dịch vụ du lịch ở khu vực vùng đệm VQG, tạo điều kiện để cộng đồng địa phương được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch nhằm giảm áp lực lên tài nguyên Di sản.
Từ chỗ sống dựa vào việc khai thác tài nguyên rừng, đến nay người dân địa phương trở thành những porter chuyên nghiệp.
Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông quảng bá, đặc biệt là truyền thông trên nền tảng số nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa vị thế và thương hiệu du lịch của Phong Nha trên thị trường quốc tế; chủ động kết nối, thực hiện liên kết vùng, nhất là các địa phương Di sản để thực hiện tốt hơn công tác quảng bá hình ảnh du lịch; thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội, của các tập đoàn lớn để đầu tư các dự án, phát triển các sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế. Phấn đấu đưa du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đạt chuẩn Khu Du lịch quốc gia, trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của Châu Á.
Các tour du lịch khám phá hang động luôn thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Có thể nói, sự đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch như UBND tỉnh Quảng Bình đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 17 “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh... đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, hang động”. Danh hiệu 2 lần là Di sản thiên nhiên thế giới ngày càng được lan tỏa làm cho vai trò, vị thế VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không ngừng được nâng cao, đồng thời thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không ngừng tăng lên.
Các loại hình, sản phẩm du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được phát triển theo hướng bền vững
Với những nổ lực và cố gắng trong 20 năm qua, BQL VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, đã được tặng nhiều danh hiệu quan trọng: Được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2011); được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì “Đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2002 đến 2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” (năm 2008) và công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (năm 2009); 02 lần được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường (năm 2005 và 2010); Uỷ ban UNESCO tặng Giấy khen cho các cá nhân, tập thể đã có thành tích nổi bật (năm 2009) và tặng Kỷ niệm chương (năm 2018); nhiều năm được UBND tỉnh tặng Bằng khen (2003, 2005, 2008, 2015, 2017) và Cờ thi đua (năm 2016) vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác và các phong trào thi đua; có 03 tập thể được UBND tỉnh tặng cờ thi đua; 01 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2019.
Thu Hà
Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".
Ngày 30/6, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".
Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023).
Toàn cảnh hội thảo “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".
Hội thảo có sự tham dự của ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL; ông Michel Croft - quyền Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, UNESCO, IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển tại Việt Nam, tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và các đối tác nước ngoài có liên quan, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu; các chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn rừng, đa dạng sinh học, khảo cổ, hang động, địa chất, văn hoá, du lịch, phát triển, truyền thông... tại Phong Nha - Kẻ Bàng và tỉnh Quảng Bình...
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội hợp tác phát triển, đưa ra các giải pháp, ý tưởng, đề xuất chính sách địa phương, thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị Di sản, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo thích ứng, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình.
Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, cách đây tròn 20 năm, ngày 05/7/2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây không chỉ là niềm tự hào, vinh dự cho một vùng đất của tỉnh Quảng Bình mà còn là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tầm quốc gia, đánh dấu sự khẳng định của quốc tế đối với giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản.
Trải qua 20 năm bảo tồn, phát huy Di sản, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã trở thành biểu tượng du lịch không chỉ riêng của Quảng Bình, mà của cả Việt Nam và đã vươn tầm thế giới; khơi nguồn cảm hứng bất tận về bảo vệ, phát huy Di sản và khám phá những giá trị còn ẩn giấu của vùng đất Quảng Bình “địa linh nhân kiệt”.
Quảng Bình được mệnh danh là "Vương quốc hang động".
Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn Di sản; tri ân sự nỗ lực bền bỉ của cộng đồng - những người khám phá, gìn giữ và phát huy giá trị Di sản trong suốt thời gian qua; đồng thời quảng bá hình ảnh Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sâu rộng hơn nữa trong nước và quốc tế; hôm nay tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững”.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: "Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ, mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại Hội thảo.
Tại Hội thảo này, tỉnh Quảng Bình rất hoan nghênh và mong muốn các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục giải mã những vấn đề, những giá trị còn tiểm ẩn của Di sản thiên nhiên thế giới để tiếp tục có các giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững.
Tỉnh Quảng Bình cam kết và khẳng định sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật và tuân thủ Công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với Vườn quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muồn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo của khu vực Đông Nam Á và thế giới".
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL khẳng định, Hội thảo sẽ là cơ hội tốt để góp thêm tiếng nói, kinh nghiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà quản lý không chỉ của Việt Nam, mà còn của cộng đồng quốc tế cho công tác quản lý bảo tồn di sản thế giới này.
Hội thảo diễn ra trong 02 ngày, 30/6 - 01/7, được tổ chức thành 03 phiên: Khai mạc và đánh giá thành tựu 20 năm Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; Trình bày tham luận kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành của các nhà quản lý, các nhà khoa học, diễn giả và thảo luận và phần Bế mạc Hội thảo.
Hội thảo tập trung các nội dung, đánh giá thành tựu 20 năm Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng của Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Bộ VHTTDL, Bộ Ngoại giao - Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Báo cáo tham luận kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành của các nhà quản lý, các nhà khoa học, diễn giả trong các lĩnh vực quản lý Di sản văn hóa, lâm nghiệp, đa dạng sinh học; địa chất, địa mạo; du lịch; kinh tế, truyền thông...
Tại Hội thảo cũng trưng bày các Di sản thế giới tại Việt Nam; thành tựu 20 năm bảo tồn và phát triển của Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; không gian văn hoá của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Quảng Bình; các điểm du lịch nổi tiếng, ấn tượng tại Quảng Bình; các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn OCOP, VIETGAP của tỉnh Quảng Bình.
Trong khuôn khổ của hội thảo, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ đi tham quan thực tế 03 tuyến tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Tham quan động Phong Nha; Tham quan động Thiên Đường; Tham quan Vườn thực vật - Khu cứu hộ động vật hoang dã - OZO Park.
Ngô Huyền
Hồ thủy điện miền Bắc tích nước, dự phòng cho đợt nóng tiếp theo
Lưu lượng, mực nước tại các hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục tăng, tuy nhiên vẫn đang phải hạn chế phát điện để dự phòng cho đợt nắng nóng tiếp theo.
Phát huy các giá trị di sản thông qua hoạt động du lịch
Xác định du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là bộ mặt, là trái tim của du lịch Quảng Bình, trong thời gian qua BQL Vườn Quốc giaPhong Nha - Kẻ Bàng đã có nhiều biện pháp đưa du lịch có những bước phát triển đáng kể. Thông qua hoạt động du lịch, các giá trị di sản đã được phát huy một cách hiệu quả.
Quảng Bình được mệnh danh là “Vương quốc hang động” với 425 hang động thuộc 7 khu vực/hệ thống (Phong Nha, Nước Moọc, Vòm, Cha Lo, Tú Làn, Quảng Ninh, Lâm Hóa) đã được khảo sát, trong đó tập trung chủ yếu ởVQG Phong Nha - Kẻ Bàng.Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh đánh giá hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng có giá trị hàng đầu thế giới vì giữ được nguyên vẹn các giá trị về địa chất - địa mạo, cùng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu như: Sơn Đoòng lập kỷ lục là động karst lớn nhất hành tinh, chiều cao chỗ lớn nhất lên đến 195m, chiều rộng 150m; động Én có cửa động cao nhất thế giới với độ cao 100 m, rộng 70 m; Thiên Đường - động khô dài nhất châu Á là 31,4 km; động Phong Nha có 7 tiêu chí nổi trội.
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được mệnh danh là “Vương quốc hang động”.
Về hệ sinh thái, Phong Nha - Kẻ Bàng có 15 kiểu sinh cảnh, với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh có độ che phủ 93,5%, trong đó, trên 90% diện tích VQG là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình hiếm có còn sót lại và hầu hết chưa bị tác động. Đây là một trong những VQG có độ che phủ, tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các rừng đặc dụng ở Việt Nam. Ngoài ra, tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.953 loài thực vật bậc cao có mạch và 1.394 loài động vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới.
Trên 90% diện tích VQG là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình hiếm có còn sót lại và hầu hết chưa bị tác động
Bên cạnh nhiệm vụ nền tảng là quản lý và bảo tồn nguyên vẹn các nguồn tài nguyên và giá trị Di sản, tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, BQL Vườn luôn chú trọng đến công tác khai thác, phát huy giá trị tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ.
Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, xác định du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là bộ mặt, là trái tim của du lịch Quảng Bình, BQL Vườn đã có nhiều biện pháp đưa du lịch VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có những bước phát triển quan trọng. Hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc, mang diện mạo mới và từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững và các giá trị được chia sẻ.
Sự kỳ vĩ và tráng lệ của động Thiên đường
BQL Vườn đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ cả 3 hình thức tổ chức khai thác du lịch bao gồm tự thực hiện, liên doanh liên kết và cho thuê dịch vụ môi trường rừng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cũng như từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Chủ động phối hợp xúc tiến, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, dịch vụ chất lượng cao tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Từ chổ chỉ có một điểm tham quan động Phong Nha - Tiên Sơn, đến nay Phong Nha - Kẻ Bàng đã có 17 tuyến, điểm du lịch đi vào hoạt động với nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng như khám phá thiên nhiên, khám phá hang động, Camping, Trecking, Zipline,... Đặc biệt, tuyến du lịch “Chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới” được đánh giá là một trong những tour du lịch mang đẳng cấp quốc tế, được báo chí nước ngoài bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của thế giới.
Tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng.
Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, dịch vụ được chú trọng và đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước; đẩy mạnh quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình, báo điện tử, báo giấy, internet, mạng xã hội. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về VQG, đặc biệt cuộc thi tìm hiểu về VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trên internet năm 2018 có hơn 01 triệu lượt người tham gia, tạo hiệu ứng quảng bá du lịch hướng mạnh ra thị trường quốc tế. Hàng năm đã hợp tác, tạo điều kiện cho hàng chục đoàn làm phim, nhiếp ảnh, báo chí trong và ngoài nước đến quay phim, tác nghiệp tại VQG.
Bên cạnh đó, BQL Vườn đã chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan để tổ chức các chương trình farmtrip, xây dựng các bộ phim, phóng sự về Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung; kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Biểu đồ tổng hợp khách du lịch đến VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ năm 2003 đến năm 2023.
Thông qua phát triển dịch vụ, du lịch đã thu hút lượng khách đến với Di sản ngày càng tăng. Tổng lượng khách đến tham quan tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong 20 năm qua đạt trên 9,5 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 1,1 triệu lượt); doanh thu từ phí và lệ phí đạt trên 1.742 tỷ đồng. Riêng năm 2019 VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đón hơn 954 ngàn lượt khách/năm, tăng hơn 4,8 lần so với năm 2003. Sau đại dịch Covid-19, du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng phục hối nhanh chóng và đang phát triển mạnh mẽ.
Box: Thông tin tại cuộc hợp báo mới đây do UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong 3 ngày từ 29/6 – 1/7, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch nhằm kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức Chương trình “Áo dài - Về miền di sản Quảng Bình” kết hợp Chương trình nghệ thuật chào mừng, tại thị trấn Phong Nha vào ngày 29/6.
UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với chủ đề “Phát huy giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” vào ngày 1/7. Hội thảo khoa học quốc tế được xem là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Cùng với đó là nhiều hoạt động có ý nghĩa khác như:trưng bày không gian văn hóa các dân tộc vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; sản xuất và phát sóng phim tài liệu song ngữ Việt - Anh về Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sau 20 năm được tổ chức UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới...
Việc tổ chức các hoạt động Kỷ niệm còn là dịp để tuyên tuyền, quảng bá các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm nâng cao vị thế, thương hiệu du lịch Quảng Bình trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thu Hà
Xử phạt và ngăn chặn đại công trường khai thác đất trái phép ở Hà Tĩnh
UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã xử lý, kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác tại tiểu khu 132C, sau khi Người đưa tin đăng tải bài viết phản ánh.
Mỗi chai bia sắp phải tính thêm 51 đồng chi phí tái chế
Chi phí tái chế cao có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ, 1 lon bia sẽ phải tính thêm 41 đồng, chai bia tăng thêm 51 đồng.
Nghiên cứu khoa học là nền tảng cơ bản để bảo tồn và phát huy các giá trị ngoại hạng
Những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và hợp tác quốc tế, là nền tảng cơ bản để bảo tồn và phát huy các giá trị ngoại hạng tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây cũng là căn cứ để BQL Vườn phấn đấu đưa VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản đầu tiên đạt 4/4 tiêu chí về Di sản thiên nhiên thế giới, hoàn thiện các nội dung hồ sơ danh lục xanh (GREEN LIST) của Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN).
Với nhận thức nghiên cứu khoa học là nền tảng cơ bản để bảo tồn và phát huy các giá trị ngoại hạng, BQL Vườn đã chủ động đề xuất nghiên cứu theo các lĩnh vực như đa dạng động vật, thực vật, con người và sinh kế, địa chất - hang động, các tác động lên tài nguyên.
Nghiên cứu khoa học là nền tảng cơ bản để bảo tồn và phát huy các giá trị ngoại hạng.
Kết quả 20 năm qua, BQL Vườn đã chủ trì và tham gia, phối hợp thực hiện 12 đề tài khoa học cấp tỉnh và cấp bộ; phối hợp thực hiện 02 đề tài cấp nhà nước; thực hiện 10 nghiên cứu cấp cơ sở; chủ trì và phối hợp xuất bản 05 ấn phẩm sách; khoảng 50 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế; gần 20 bài đăng trên các kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc và quốc tế.
Ngoài ra, BQL Vườn đã xây dựng và hoàn thiện các lớp chuyên đề bản đồ số như thảm thực vật, động vật, thủy văn, văn hóa - xã hội, các loài nguy cấp, các loài xâm hại, nhiệt, mưa, địa chất, địa hình; xây dựng các công cụ tra cứu loài, giám sát tài nguyên; theo dõi, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên các hang động để có hướng bảo tồn phù hợp; tích cực hợp tác với các đơn vị nghiên cứu về địa chất, các yếu tố môi trường hang động nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch; nghiên cứu, điều tra về hang động, đa dạng sinh học, điều tra xã hội học, thu thập số liệu ô định vị sinh thái rừng quốc gia và hợp tác điều tra, khám phá hang động. Đối với các di tích lịch sử, văn hóa, BQL Vườn đã tổ chức quản lý, bảo tồn tốt các điểm di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, đồng thời không ngừng nghiên cứu, sưu tập tài liệu các di tích lịch sử trên địa bàn VQG.
Việc khám phá Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thám hiểm hang động ở khu vực.
Kết quả 20 năm, đã khảo sát, phát hiện mới 425 hang động thuộc 7 khu vực/hệ thống (Phong Nha, Nước Moọc, Vòm, Cha Lo, Tú Làn, Quảng Ninh, Lâm Hóa). Trong đó có 389 hang động đã được đo vẽ với tổng chiều dài 243km. Nổi bật nhất là việc khám phá Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thám hiểm hang động ở khu vực, đóng góp hết sức to lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, Quảng Bình và Phong Nha - Kẻ Bàng trên khắp thế giới. Về đa dạng sinh học, BQL Vườn đã tổ chức điều tra và công bố danh lục 2.953 loài thực vật thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành (Trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES, 03 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP), phát hiện thêm 5 loài thực vật mới cho khoa học; điều tra và công bố danh lục 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 68 bộ, 12 lớp, 4 ngành, phát hiện 38 loài động vật mới cho khoa học và công bố trên toàn thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để thực hiện các chương trình bảo tồn và là cơ sở khoa học cho việc chỉ đạo điều hành trong quản lý bảo vệ và phát triển VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Voọc gáy trắng – loài linh trưởng đặc hữu ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Về công tác cứu hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, ngay từ những năm đầu được thành lập, BQL Vườn đã rất chú trọng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đã xây dựng các Khu cứu hộ, Khu tái thả động vật hoang dã, Vườn thực vật và Vườn ươm cây giống bản địa để cứu hộ, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm của VQG. BQL Vườn đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học để triển khai thực hiện như Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; Phương án Bảo tồn một số loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2016 – 2020; Phương án quản lý, bảo vệ quần thể Bách xanh đá tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng… Các chương trình, kế hoạch này là định hướng, đồng thời cũng là nhiệm vụ và giải pháp cụ thể theo lộ trình để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; bên cạnh đó, BQL Vườn tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, là cẩm nang cho hoạt động cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình.
Sau 20 năm, qua công tác khảo sát, đã phát hiện mới 425 hang động tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Kết quả, trong 20 năm qua, BQL Vườn đã tiếp nhận, cứu hộ 1.439 cá thể động vật hoang dã, 1.575 kg phong lan, đã thả về môi trường tự nhiên 1.335 cá thể; hiện đang nuôi cứu hộ 64 cá thể động vật hoang dã các loài, trong đó có 7 cá thể Hổ Đông Dương, tỷ lệ cứu hộ thành công bình quân đạt 85%. Về bảo tồn sinh vật: đã tiến hành sản xuất được trên 91.000 cây giống lâm nghiệp thuộc 124 loài; trồng bổ sung trên 11.175 cây rừng để bảo tồn nguồn gen và tạo cảnh quan tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Nổi bật trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học là việc ghi nhận sự phân bố của quần thể loài Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver.) 500 tuổi, diện tích khoảng 4.000 ha, mọc ưu thế trên núi đá vôi ở độ cao trên 600m được xem là sinh cảnh rừng độc đáo nhất bởi tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn.
Ngày 5/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới (TNTG) với tiêu chí: Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địa chất. Bằng những nổ lực và hướng đi đúng trong định hướng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản, một lần nữa, ngày 08/7/2015, Hội nghị thường niên lần thứ 39 diễn ra tại Bonn (Đức), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã thống nhất bổ sung thêm 02 tiêu chí về Di sản thiên nhiên đối với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Các giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn, sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Sau 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản TNTG, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.
Thu Hà
Đối ngoại và hợp tác quốc tế đưa VQG thành địa danh được biết đến trên khắp thế giới
Kết quả của sự hợp tác quốc tế và phối hợp nghiên cứu đã góp phần đưa VQG trở thành địa danh được biết đến trên khắp thế giới không chỉ vì các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với nhiều hang động đẹp nổi tiếng mà còn biết đến bởi sự đa dạng và độc đáo với nhiều giá trị nổi bật toàn cầu.
Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế, 20 năm qua, BQL Vườn đã tham mưu cho UBND tỉnh và kêu gọi hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện thành công 24 chương trình/ dự án quốc tế trên nhiều lĩnh vực; tham gia 17 kỳ họp thường niên của Ủy ban Di sản thế giới; 21 diễn đàn quốc tế, các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài về bảo tồn Di sản; ngoài ra, phối hợp tạo điều kiện cho hàng chục đoàn làm phim, nhiếp ảnh, báo chí nước ngoài đến hoạt động, quảng bá tại VQG với hơn 567 lượt. Một trong những thành công tạo điểm nhấn phải kể đến đó là sự kiện hãng truyền hình ABC News của Mỹ thực hiện chương trình Good Morning America phát sóng trực tiếp từ hang Én và Sơn Đòng vào ngày 13/5/2015; Bộ phim King Kong lấy một số bối cảnh của hình ảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2016); Đoàn đại sứ 6 nước tham quan hang Sơn Đòong vào tháng 5/2016... đã tạo tiếng vang mới cho Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đại diện lãnh đạo BQL Vườn trong buổi làm việc với đoàn quốc tế.
Năm 2008 để kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin, BQL Vườn đã thành lập trang Website điện tử của VQG với địa chỉ: www.phongnhakebang.vn; các năm sau đó trang Website được nâng cấp và đồng thời thành lập Website của các đơn vị trực thuộc với nhiều thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời; đã biên tập trên 1.573 tin/bài, 109 video/clip quảng bá; đến nay đã có 5.049,032 lượt truy cập, 215 thành viên tham gia, 14.500.000 kết quả khi tìm kiếm trên Google.
Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, kết quả của sự hợp tác và phối hợp nghiên cứu đã góp phần đưa VQG trở thành địa danh được biết đến trên khắp thế giới không chỉ vì các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với nhiều hang động đẹp nổi tiếng mà còn biết đến bởi sự đa dạng và độc đáo với nhiều giá trị nổi bật toàn cầu.
Sự kiện hãng truyền hình ABC News của Mỹ thực hiện chương trình Good Morning America phát sóng trực tiếp từ hang Én và Sơn Đòng đã tạo tiếng vang lớn cho Phong Nha - Kẻ Bàng.
Việc thực hiện Công ước quốc tế 1972 và các Nghị quyết của Ủy ban Di sản thế giới được xác định là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện đúng những cam kết đối với thế giới trong việc bảo tồn di sản, đồng thời xác định đúng hướng phát triển cho di sản. 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BQL Vườn luôn thực hiện nghiêm túc các nội nội dung theo Công ước, Nghị quyết của Ủy ban Di sản thế giới; chủ động xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quy chế quản lý dựa trên Công ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; chú trọng tổ chức việc quản lý, giám sát các hoạt động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; triển khai thực hiện nghiêm túc những khuyến nghị của UNESCO tại các kỳ họp (đặc biệt là các khuyến nghị tại các kỳ họp 41, 43 về dự án cáp treo và các dự án cơ sở hạ tầng trong phạm vi VQG; tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật và giám sát động vật hoang dã nhằm ngăn chặn sự suy giảm đáng kể quần thể các loài thú lớn cũng như các loài săn mồi tại VQG; giám sát, tăng cường các biện pháp diệt trừ đối với sự xâm lấn của các loài ngoại lai; quản lý theo sức chứa các hang động du lịch...). BQL Vườn luôn kịp thời thông tin, báo cáo trả lời những yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về những tác động liên quan đến việc bảo tồn di sản.
Đoàn nghiên cứu Trường Đại học California, Irvine (Hoa Kỳ) phối hợp với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, nghiên cứu về cổ khí hậu tại Vườn.
Giám đốc Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, ông Phạm Hồng Thái cho biết, BQL Vườn đã đề ra một số giải pháp, định hướng thực hiện trong thời gian tới nhằm phát huy có hiệu quả hơn nữa đối với lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn và hợp tác quốc tế, cụ thể như sau:
Đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ thông tin gắn với công tác quản lý tài nguyên; ứng dụng các giải pháp quan trắc và giám sát diễn biến rừng qua hệ thống GIS và RS, quản lý nền tảng dữ liệu tài nguyên VQG. Tăng cường công tác cứu hộ, bảo tồn các loài thực vật, động vật hoang dã trên địa bàn VQG, thực hiện bảo tồn ngoại vi quần thể Hổ, xã hội hóa nguồn lực bảo tồn Di sản...
Đồng thời, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, các Bộ ngành Trung ương, sự hỗ trợ và đồng thuận của nhà khoa học, các tổ chức quốc tế để xây dựng hồ sơ di sản lần thứ ba theo tiêu chí cảnh quan thiên nhiên, phấn đấu đưa VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản đầu tiên đạt 4/4 tiêu chí về Di sản thiên nhiên thế giới, hoàn thiện các nội dung hồ sơ Danh lục Xanh (GREEN LIST) của IUCN.
Hang Én, một trong những hang động kỳ vĩ tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế; xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế nhằm không ngừng trao đổi thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát triển; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Công ước quốc tế về Di sản và Đa dạng sinh học, Nghị quyết của Ủy ban Di sản thế giới và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; triển khai thực hiện nghiêm túc những khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới; luônkịp thời tham mưu UBND tỉnh thông tin, báo cáo đầy đủ các yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về những hoạt động liên quan đến việc bảo tồn di sản.
Ngày 5/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới (TNTG) với tiêu chí: Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địa chất. Bằng những nổ lực và hướng đi đúng trong định hướng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản, một lần nữa, ngày 08/7/2015, Hội nghị thường niên lần thứ 39 diễn ra tại Bonn (Đức), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã thống nhất bổ sung thêm 02 tiêu chí về Di sản thiên nhiên đối với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Tiêu chí (ix) “là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn” và tiêu chí (x) “sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học”.
Sau 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản TNTG, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.
Thu Hà
Quảng Nam: Phạt nặng công ty Hiệp Hưng vì khai thác cát, sỏi vượt phép
Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hiệp Hưng khai thác khoáng sản cát, sỏi vượt công suất trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50%.
Nước về hồ thủy điện tăng nhanh, không còn thấp thỏm lo cắt điện
Nhiều hồ thủy điện lớn tại khu vực miền Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát đã bỏ xa mực nước chết.
Hồ thủy điện nhỏ điều tiết nước lũ, các hồ lớn vẫn hạn chế phát điện
Trong 24 giờ qua, mực nước các hồ thủy điện được ghi nhận tăng cao, nhiên liệu than cho sản xuất đủ, người dân miền Bắc tạm thời xua tan được nỗi lo thiếu điện.
Thành tựu sau 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được bảo vệ tốt suốt 20 năm qua, là minh chứng của việc công tác quản lý, bảo vệ rừng “trái tim Di sản” luôn được Ban Quản lý VQG ưu tiên hàng đầu, với sự chung tay, nỗ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư vùng đệm VQG.
Trước đây, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từng là điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng, thì đến nay, các hoạt động xâm hại tài nguyên rừng đã được hạn chế đến mức tối đa. Lâm phận của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp giáp với 13 xã , thị trấn vùng đệm nằm trên các huyện Bố Trạch, Minh Hoá, Quảng Ninh, dân số vùng đệm có hơn 65.000 người, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó, áp lực của người dân lên tài nguyên rừng của VQG là vô cùng lớn, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ Di sản không phải là điều dễ dàng.
Toàn cảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo đó, để bảo vệ tốt VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xác định: Ngoài công tác tuần tra, bảo vệ rừng thì công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật, tham gia bảo vệ rừng là một trong những biện pháp quan trọng và mang tính bền vững.
Hàng năm, Ban Quản lý Vườn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức hội nghị tuyên truyền; lồng ghép thông qua các buổi họp thôn bản; trực tiếp vận động, nhắc nhở bà con trong cộng đồng; thông qua hệ thống loa phát thanh... Lập danh sách, theo dõi, giám sát chặt chẽ các nhóm đối tượng có nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng VQG hoặc có lịch sử vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp để có các biện pháp tuyên truyền, vận động; đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương phối hợp theo dõi, giáo dục, răn đe. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện giao nộp vũ khí góp phần ổn định an ninh trật tự địa bàn và nhằm giảm thiểu đe dọa đến các loài động vật hoang dã...
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Kết quả, trong 20 năm qua, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tổ chức được 1.565 đợt tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật đến 876 lượt thôn, bản trên địa bàn các xã, thị trấn vùng đệm với sự tham gia của 29.628 lượt người dân; tổ chức các hoạt động diễn giải môi trường cho hơn 5.000 lượt du khách và học sinh, sinh viên; tổ chức 05 cuộc thi sáng tác các video, thi vẽ tranh cho học sinh để tuyên truyền bảo vệ rừng; phát hành trên 60.000 ấn phẩm về bảo tồn thiên nhiên; vận động giao nộp được 126 khẩu súng và 23 cá thể động vật rừng.
Bên cạnh đó, từ năm 2017, công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được chính thức áp dụng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Đơn vị đã áp dụng công nghệ viễn thám (ảnh vệ tinh Sentinel, Landsat, Planet) và các phần mềm giải đoán biến động, phần mềm GIS để tiến hành theo dõi biến động rừng và đất lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2017-2022, VQG đã xác định được 37 khu vực biến động rừng, qua đó xác định nguyên nhân, diện tích các khu vực biến động và báo cáo biến động tài nguyên rừng gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện để cập nhật theo quy định. Bên cạnh đó, công tác quản lý ranh giới và mốc ranh giới cũng được thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm tra, bảo vệ đảm bảo hiệu quả và bổ sung, tăng dày hàng năm.
Quần thể bách xanh núi đá ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
Công tác phối hợp đã được chú trọng và tăng cường, Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Cụ thể: Kế hoạch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình và 06 Đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn; Quy chế phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh; Quy chế phối hợp với 13 xã, thị trấn xã vùng đệm; Quy chế phối hợp với 02 chủ rừng có diện tích giáp ranh là Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình và Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại; Chương trình hành động với UBND huyện Bố Trạch, Huyện Minh Hóa... Đồng thời, với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật, Hạt Kiểm lâm VQG đã chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Viện Kiểm sát, Công an... trong việc giải quyết các vụ việc có dấu hiệu hình sự liên quan đến khai thác rừng; phá rừng; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, qua đó, xử lý các vụ vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi, đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.
Sự phát triển của các loài Linh trưởng là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong hành trình 20 gìn giữ Di sản.
Kết quả, trong 20 năm, Hạt Kiểm lâm VQG đã phối hợp 1.029 đợt tuần tra, bảo vệ rừng với các cơ quan chức năng trên địa bàn; phối hợp 4.441 đợt tuần tra với các Nhóm Bảo tồn thôn bản và Tổ bảo vệ rừng. Phát hiện 58 vụ VPHC, 91 vụ không xác định được đối tượng, phối hợp xử lý 19 vụ án hình sự và 08 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm; trao đổi thông tin giữa các đơn vị phối hợp được giữ thường xuyên, kịp thời; phối hợp với Biên Phòng, Công an vận động và thu hồi vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn được trên 20 khẩu súng các loại.
Hằng năm Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã chủ động xây dựng phương án PCCCR ngay từ đầu mùa, đôn đốc Hạt Kiểm lâm chỉ đạo các Trạm, Tổ Kiểm lâm phối hợp với các tổ bảo vệ rừng, chính quyền địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn thành lập các tổ PCCCR; thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng và đầu tư mua sắm, tu sửa, bổ sung các dụng cụ, phương tiện, công trình PCCCR đảm bảo cơ động, sử dụng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra… Nhờ vậy, trong 20 năm qua, công tác PCCCR tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được thực hiện tốt, không để vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.
Box: Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc VQP Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết, thông qua các hoạt động tuyên truyền, nhận thức, thái độ của người dân vùng đệm đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng của người dân ngày được nâng cao, góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng khu vực vùng đệm và vùng lõi của VQG.
Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là niềm tự hào của quê hương Quảng Bình và đất nước Việt Nam. Với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của mình, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn luôn đứng trước nguy cơ xâm hại từ con người. Thực tiễn cho thấy, 20 năm qua, hành trình bảo vệ “trái tim Di sản” là một nhiệm vụ đầy khó khăn và nhiều thử thách. Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho các thế hệ mai sau.
Thu Hà