Cấm người và toàn bộ phương tiện đi qua cầu Long Biên
Hiện mức nước trên sông Hồng đang tiếp tục dâng cao, kèm theo mưa lớn nhất là các khu vực miền núi, có nguy cơ tác động ảnh hưởng mất an toàn đến cầu Long Biên.
Hải Phòng: Di dời khẩn cấp 100 hộ dân tại Khu chung cư Vạn Mỹ
Trước tình trạng khu chung cư có thể đổ sập bất cứ lúc nào, UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu bố trí tạm thời các hộ tại tầng thương mại - dịch vụ của 2 tòa chung cư trên địa bàn quận Ngô Quyền.
Các tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu rủi ro do bão số 3 gây ra
Đại diện Liên hợp quốc khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ để đánh giá tình hình, huy động nguồn lực, cung cấp hỗ trợ thiết yếu cho các tỉnh và người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Bình Định và khát vọng biển
Tối 11/7, lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định với chủ đề "Bình Định - Khát vọng biển" chính thức khai mạc tại quảng trường trung tâm Nguyễn Tất Thành, Tp.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách tới tham dự. Tôn vinh cá ngừ đại dương bằng lễ hộiBình Định là tỉnh duyên hải miền Trung, là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử - cách mạng. Nơi đây từng là cố đô của vương quốc Chăm pa xưa; nơi phát tích phong trào Tây Sơn, gắn với tên tuổi người Anh hùng kiệt xuất Quang Trung - Nguyễn Huệ; là cái nôi của các loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo; trong đó, nghệ thuật Bài Chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định được tổ chức với kỳ vọng nâng cao vị thế của Bình Định trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đồng thời, Bình Định cũng là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc, đặc biệt các lễ hội miền biển gắn liền với cuộc sống của ngư dân, với nhiều nét văn hóa và ẩm thực độc đáo mang phong vị riêng của biển.Ngoài ra, Bình Định có vị trí chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối trục hành lang kinh tế Bắc - Nam và Ðông - Tây; có hệ thống hạ tầng và giao thông đầy đủ, đồng bộ, là cửa ngõ ra Biển Ðông gần nhất, thuận lợi nhất của các tỉnh Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê Công. Tất cả những tiềm năng, thế mạnh đã và đang được tỉnh Bình Định phát huy, khai thác hiệu quả để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững và trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển du lịch và kinh tế biển.Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định phát biểu khai mạc.Phát biểu tại khai mạc, ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, cho biết: "Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bình Định đã đề ra chủ trương khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng hợp lý, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đánh bắt, bảo quản và chế biến thủy sản".Tỉnh Bình Định chủ trương khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng hợp lý, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đánh bắt, bảo quản và chế biến thủy sản. Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định. Tỉnh Bình Định đã đề ra chủ trương khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng hợp lý, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đánh bắt, bảo quản và chế biến thủy sản. Trong những năm qua, nghề khai thác thủy sản của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là nghề khai thác cá ngừ đại dương với đội tàu 1.400 chiếc hoạt động chuyên nghiệp, hàng năm đánh bắt gần 14.000 tấn, chiếm hơn 60% sản lượng cá ngừ đại dương của cả nước.Bên cạnh phát triển đánh bắt bền vững, tỉnh đã tập trung mời gọi, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là chế biến xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương với thương hiệu "cá ngừ đại dương Bình Định" đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và đã xuất khẩu đến các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao giá trị sản xuất, từng bước đưa kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 gồm chuỗi hoạt động: lễ hội ẩm thực món ngon từ biển, hội chợ OCOP, làng nghề; lễ hội đường phố, lễ hội ánh sáng... mang đậm dấu ấn riêng của Bình Định. Qua đó sẽ mang đến cho du khách và người dân địa phương những trải nghiệm thú vị, lan tỏa hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Bình Định."Sự kiện này cũng kỳ vọng nâng cao vị thế của Bình Định trên bản đồ du lịch Việt Nam. Từ đó thu hút du khách trong nước và quốc tế, mời gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu và cùng chung tay phát triển Bình Định", ông Thanh chia sẻ.Đêm khai mạc hoành tráng, mãn nhãnVới chủ đề "Bình Định – Khát vọng biển", chương trình nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc làm nức lòng người dân và du khách. Màn trình diễn mãn nhãn thu hút đông đảo người dân Bình Định và du khách.Với 2 chương, chương 1- Tinh hoa đất biển làm nổi bật những giá trị về di sản văn hóa của vùng đất Bình Định đó là: bài chòi, hát bội, bả trạo, lễ hội cầu ngư, võ cổ truyền, di sản văn hóa Sa Huỳnh, Champa... Tất cả kết nối với nhau để tô đậm trầm tích văn hóa của vùng đất Bình Định và là nổi bật văn hóa biển của ngư dân miền Trung nói chung, Bình nói riêng. Hình ảnh ngư dân Bình Định lên tàu ra khơi với hy vọng một mùa biển bội thu tôm cá, thuận buồm xuôi gió, trong đó có sản phẩm cá ngừ đại dương. Cùng với đó, chùm ca khúc về Quy Nhơn – Bình Định như: Quy Nhơn mênh mang niềm nhớ, Tiếng sóng, Biển nhớ được ca sỹ Quang Dũng trình lắng đọng nhiều cảm xúc cho người xem.Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định được đầu tư công phu về cả nội dung và trình diễn. Chương 2 - Quy Nhơn thành phố tỏa sáng, tập trung giới thiệu về vẻ đẹp của Tp.Quy Nhơn – thành phố được người dân và chính quyền các cấp chung tay xay dựng. Một thành phố như cánh chim bay về phía biển, mãi xứng danh là "Thành phố du lịch sạch ASEAN"... Khép lại đêm khai mạc là màn bắn pháo hoa nghệ thuật rực rỡ sắc màu trên bầu trời thành phố biển Quy Nhơn. Thu Dịu
Đắk Lắk giải trình nguyên nhân thu biện pháp tài chính chậm
Nhiều nguyên nhân khiến thu biện pháp tài chính chậmChiều ngày 11/7, Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2016 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2024, thu biện pháp tài chính của tỉnh Đắk Lắk ước đạt 789 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, bằng 24,7% kế hoạch năm 2024. Trong đó, thu tiền sử dụng đất khoảng 670 tỷ đồng (cấp tỉnh thực hiện 1,483 tỷ đồng, bằng 0,11% kế hoạch; cấp huyện thực hiện 668,53 tỷ đồng, bằng 42,05% kế hoạch).Thảo luận tại kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, trong 6 tháng đầu năm, có một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội không đạt, nhất là thu biện pháp tài chính. Vì vậy, các đại biểu đề nghị đánh giá cụ thể nguyên nhân thu biện pháp tài chính chậm. Đồng thời, ra giải pháp cụ thể thu đạt 6 tháng cuối năm và các năm tiếp theo, đặc biệt thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh.Giải trình ý kiến của các địa biểu, ông Bùi Văn Yên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết, đây là năm thứ 4 liên tục, tỉnh Đắk Lắk hụt thu biện pháp tài chính.Ông Bùi Văn Yên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk giải trình về các nguyên nhân cơ bản dẫn đến thu biện pháp tài chính chậm.Giám đốc Sở Tài chính cho biết, có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thu biện pháp tài chính chậm. Trước hết, thị trường bất động sản có tiến triển hơn so với năm ngoái nhưng vẫn trầm lắng, đất có rồi nhưng bán không được. Nguyên nhân này rất khó khắc phục vì thị trường. "Chúng ta có tài sản, có hàng hóa, có quỹ đất để bán nhưng không có người mua, không có doanh nghiệp đầu tư thì cũng có thể không thu được", ông Yên lý giải.Nguyên nhân thứ 2, liên quan chủ yếu đến các dự án thì về thủ tục pháp lý để tạo quỹ đất để bán hay kêu gọi đầu tư, đấu giá các dự án lớn rất khó khăn, thủ tục pháp lý liên quan đến nhiều luật. "Chúng ta phải đối chiếu, phù hợp với tất cả các luật thì mới làm được. Chúng ta phải làm cho đúng chứ không thể khác được", Giám đốc Sở Tài chính nhấn mạnh.Nguyên nhân thứ 3 là về giá. "Tình hình thị trường trầm lắng thì giá là một vấn đề khó khăn trong bán đấu giá. Bởi, nguyên tắc định giá là dựa trên giá lịch sử. Tuy nhiên, theo nhìn nhận chung của nhiều ngành, thì giá có phần cao so với thực tế nhu cầu nhưng chưa giảm ngay được mà phải có lộ trình", ông Yên lý giải.Theo các đại biểu, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk từ 6-6,8% trong năm 2024, nhiệm vụ còn lại trong 6 tháng cuối năm là khá nặng nề. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này thì 3 trụ cột kinh tế là nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp xây dựng; thương mại, dịch vụ phải phát triển đúng hướng và khai thác tiềm năng lợi thế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.Phát biểu tại kỳ họp, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành địa phương quyết liệt hành động để thực hiện mục tiêu đề ra.Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại kỳ họp."Chúng ta phải hành động. Trong đó, có một số hành động phải làm ngay là rà soát các chỉ tiêu, chỉ ra chỗ nào cần phải rà soát. Hiện nay, có 2 lĩnh vực tác động đến tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp là ổn rồi nhưng còn công nghiệp - dịch vụ đang rất thấp chỉ bằng 50% so với kịch bản nên phải hành động ngay, rà soát nó ở chỗ nào để có hành động rất cụ thể. Hành động thứ 2 là phải rà soát các dự án đầu tư ngoài ngân sách sau khi các nghị định của Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8, đẩy lên để tháo gỡ khó khăn. Khi không vướng luật thì chúng ta hành động ngay thì mới đi vào cuộc sống, rất mong các sở, ngành ủng hộ cho UBND tỉnh để làm việc này", ông Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh.Thông qua 21 Nghị quyếtTại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X đã tiến hành xem xét, thảo luận và thống nhất biểu quyết thông qua 8 Nghị quyết quy phạm pháp luật, 13 Nghị quyết cá biệt và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.Trong đó, có nhiều nội dung có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, phục vụ công tác điều hành, quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương như: Nghị quyết quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết quy định mức chi cho công tác thỏa thuận quốc tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;…Các đại biểu thống nhất biểu quyết thông qua 21 Nghị quyết.Để thực hiện hoàn thành, vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2024; tiếp tục thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa đề nghị, UBND tỉnh bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 18 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 53 của HĐND tỉnh để tiếp tục quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ, toàn diện quy hoạch chung của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Đồng thời, chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực; kịp thời rà soát các nội dung, cơ chế, chính sách cần trình HĐND tỉnh ban hành hoặc sửa đổi theo yêu cầu của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhất là các luật mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực. Qua đó, tạo sự thống nhất ý chí và hành động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần đưa chính sách, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra…Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu bế mạc kỳ họp.Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa cũng nêu rõ, để tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động, HĐND tỉnh sẽ thường xuyên tổ chức các kỳ họp chuyên đề theo quy định và yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, các quy định pháp luật và giải quyết các kiến nghị, phản ánh, những vấn đề bức xúc, nổi cộm được dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm...Khánh Ngọc
Hà Nội khiển trách Chủ tịch quận Đống Đa
UBND Tp.Hà Nội ban hành Quyết định số 586-QĐ/UBKTTU ngày 12/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lê Tuấn Định - Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhiệm kỳ 2021 – 2026, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã thi hành kỷ luật về Đảng.Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định trên. Theo quy định, đảng viên vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng bốn hình thức gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.Ông Lê Tuấn Định bị kỷ luật Khiển trách.Ông Lê Tuấn Định sinh năm 1977, nguyên là Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tháng 3/2021, ông Định nhận quyết định điều động của UBND Tp. Hà Nội về Quận uỷ Đống Đa. Sau đó, ông được HĐND quận bầu làm Chủ tịch UBND quận Đống Đa.Cùng thời gian trên, UBND Tp. Hà Nội cũng có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Mai Xuân Vinh, Đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Tài chính Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội.Ông Vinh bị kỷ luật do có những vi phạm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã thi hành kỷ luật về Đảng; thời gian thi hành kỷ luật tỉnh từ ngày công bố Quyết định số 587-QĐ/UBKTTU ngày 12/6/2024 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội.Ông Vinh bị kỷ luật do liên quan đến những vi phạm trong vụ đấu giá đất ở Đông Anh. Vụ đấu giá đất này có nhiều dấu hiệu bất thường nên toà đã trả hồ sơ để điều tra lại. Ông Mai Xuân Vinh, sinh ngày 24/5/1965. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO), ông Vinh làm Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội.
“Nóng” vấn đề giáo dục tại nghị trường HĐND tỉnh Đắk Lắk
Đại biểu lo lắng vấn đề chất lượng đào tạoNgày 11/7, tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2016, nhiều đại biểu đã tham gia thảo luận, đề cập đến chất lượng giáo dục và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.Theo đó, nhiều đại biểu cho biết, cử tri tỏ ra rất lo lắng về chất lượng đào tạo hiện nay. Cùng với đó, việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" tại tỉnh Đắk Lắk đang còn nhiều bất cập.Toàn cảnh kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X.Đại biểu Y Nhuân Byă, Bí thư Huyện ủy Ea Kar cho hay, vấn đề giáo dục hiện nay đang được người dân rất quan tâm, đặc biệt là công tác tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua.Theo các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến tới phải dần giảm số học sinh/lớp để nâng cao chất lượng dạy. Tuy nhiên, hiện nay học số học sinh ngày càng tăng, còn cơ sở vật chất, trường lớp, đội ngũ giáo viên không tăng đã phần nào gây khó khăn cho hoạt động giáo dục tại địa phương.Ông Y Nhuân chia sẻ: "Như địa phương chúng, tôi năm nay, tiếp tục tăng số học sinh vào lớp 10. Giải quyết vấn đề nếu phân luồng học sinh như hiện nay vừa học nghề vừa học phổ thông, nhưng điều kiện để học nghề và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên của địa phương hiện nay cũng không đáp ứng được. Khi bàn về vấn đề này, địa phương có đưa ra nhiều giải pháp thực hiện nhưng vẫn chưa giải quyết được".Các đại biểu phát biểu ý kiến tại kỳ họp.Còn theo đại biểu Trần Hồng Tiến, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk, định hướng phân luồng học sinh là chủ trương đúng đắn, nhưng trên thực tế, tỉnh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Vừa qua, huyện Krông Pắk có hơn 300 học sinh thi tuyển, xét tuyển vào lớp 10 không đạt nên phải phân luồng vào các trung tâm giáo dục nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này như về cơ sở vật chất, giáo viên. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận là do chất lượng đào tạo nghề chưa thực sự hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.Ông Tiến cho hay: "Chất lượng đào tạo nghề chưa thật sự hấp dẫn. Nếu thật sự hấp dẫn, đào tạo xong là các cháu có tay nghề có thể xin việc được thì tôi nghĩ là chúng ta không cần tuyên truyền các cháu cũng sẽ tự động chuyển đổi sang học nghề. Chất lượng đào tạo mới là quan trọng nhất, cho nên phải cần có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường thì việc phân luồng mới đạt hiệu quả...", ông Tiến nhấn mạnh.Đại biểu Y Nhuân Byă, Bí thư Huyện ủy Ea Kar nêu ý kiến về công tác tuyển sinh lớp 10.Theo các đại biểu, việc phân luồng tuyển sinh vào lớp 10 chưa đạt, số học sinh không trúng tuyển và lớp 10 chưa có trường để học tập. Do đó, các đại biểu đề nghị tỉnh cần xem xét tăng số lượng học sinh/lớp, quan tâm mở các lớp bán công trong các trường THPT công lập để giải một phần số học sinh này.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh trong thời gian tới. Nhất là các chính sách hỗ trợ học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Tìm giải pháp căn cơTrả lời các ý kiến của các cử tri, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, tuyển sinh vào lớp 10 là công tác quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vấn đề quan trọng trong công tác phân luồng sau THCS yêu cầu phải thực hiện như thế nào đó để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.Ông Hiệp cho hay, đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã giao chỉ tiêu cho các trường THPT công lập năm 2024-2025 là 21.018 học sinh. Hiện tại, số học sinh đã trúng tuyển và lớp 10 là 21.218 em. Số học sinh trúng tuyển vào các trường tư thục là 2.043 em, số học sinh xét tuyển và các trung tâm giáo dục thường xuyên là 3.368 em...Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk giải trình các ý kiến của các đại biểu và cử tri quan tâm.Hiện, có gần 1.900 học sinh chưa được tuyển sinh vào lớp 10. Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã triệu tập cuộc họp để tìm giải pháp khắc phục vấn đề này. Trên cơ sở đề xuất của ngành giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất với phương án cho tất cả các vùng đều có 44 học sinh/lớp để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các học sinh trên địa bàn. Sắp tới, nếu thực hiện theo phương án này thì số lượng học sinh còn lại chỉ còn hơn 900 học sinh. Những học sinh này sẽ đi vào học tại các trường nghề.Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, có nhiều nguyên dẫn đến những bất cập trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn vừa qua. Cụ thể, do 10 năm chỉ xét tuyển nên học sinh THCS không tham gia bất kỳ kỳ thi nào; có sự chuyển đổi nên kế hoạch tuyển sinh có muộn hơn so với những năm học trước. Mặt khác, vẫn còn có sự chênh lệch giữa vùng trung tâm và vùng xa, bối cảnh đổi mới thực hiện đồng thời cả hai chương trình, các thầy cô giáo tổ chức việc dạy học có nhiều khó khăn.Để thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 trong thời gian tới, ông Hiệp cho biết, cần thực hiện công tác truyền thông nhất là sau THCS. Đồng thời, cần làm tốt công tác dự báo. Bên cạnh đó, thực hiện tốt chế độ chính sách của giáo dục dân tộc, quan tâm hơn nữa trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, tăng quy mô lên.Ông Hiệp cũng thông tin, trong năm học tới, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu cho UBND tỉnh phương án tổ chức thi tuyển toàn bộ để thực hiện tốt hơn công tác tuyển sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng quy mô các trường nghề, các trung tâm giáo dục nghề nghề nghiệp, mô hình học văn hóa kết hợp với học nghề trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, mở rộng quy mô các trường công lập ở địa phương, tăng cường xã hội hóa...Bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại kỳ họp.Phát biểu tại kỳ họp, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk cho hay, trên cơ sở báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau khi đã thực hiện các giải pháp trước mắt như tăng chỉ tiêu cho các trường thì vẫn còn hơn 900 học sinh phải tìm trường cho các em học, đây là vấn đề mà cử tri cũng rất quan tâm.Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk thông tin thêm: "Sau khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 xong, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc thi tuyển sinh vào lớp 10. Qua đó, đánh giá tổng thể lại chất lượng giáo dục đào tạo trong thời gian qua và tìm những giải pháp căn cơ hơn để thực hiện tốt hơn, chất lượng hơn công tác giáo dục trong thời gian tới. Sau khi chúng tôi thực hiện công tác khảo sát, giám sát xong sẽ có báo cáo cho HĐND tỉnh để cùng với UBND tỉnh tìm giải pháp lâu dài, căn cơ để giải quyết vấn đề này", Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk thông tin. Như Người Đưa Tin đã phản ánh, toàn tỉnh Đắk Lắk có 53 trường THPT công lập. Trong đó, 12 trường (9 trường THPT, 1 trường chuyên, 2 trường THPT Dân tộc nội trú) tổ chức thi tuyển, còn lại xét tuyển theo học bạ.Từ ngày 6-8/6, gần 7.700 thí sinh Đắk Lắk dự thi vào lớp 10 THPT công lập, với 3 môn thi: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Riêng học sinh đăng ký dự tuyển vào Trường THPT Chuyên Nguyễn Du thi thêm các môn chuyên tương ứng với lớp chuyên đăng ký xét tuyển.Đến ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định chuẩn y điểm chuẩn và số lượng trúng tuyển vào lớp 10 của các trường THPT công lập tổ chức thi tuyển, năm học 2024-2025.Theo quyết định nói trên, chỉ có 2 trường (THPT Buôn Ma Thuột, THPT Lê Quý Đôn), có điểm chuẩn đầu vào 15,75 điểm. Các trường còn lại, điểm đầu vào rất thấp chỉ từ 5-6 điểm cho 3 môn thi (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ).Đáng nói, dù điểm chuẩn thấp nhưng nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Đơn cử, Trường THPT Krông Ana (huyện Krông Ana) được giao tuyển 484 em nhưng chỉ tuyển được 292 em, thiếu 192 em; Trường THPT Phan Bội Châu (huyện Krông Năng) được giao tuyển 440 em nhưng chỉ tuyển được 261 em, thiếu 179 em; Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Krông Pắk) được giao tuyển 480 nhưng chỉ tuyển được 362 em, thiếu 118 em...Trước tình hình trên, ngày 2/7, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp để bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn. Khánh Ngọc
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình: Có 2 dạng tội phạm công nghệ cao với nhiều thủ đoạn tinh vi
Trong kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, đại tá Nguyễn Hữu Hợi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã có trả lời chất vấn của đại biểu về thực trạng và biện pháp đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.Theo Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự và gây tâm lý lo lắng trong quần chúng nhân dân. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi, nổi lên là: Gọi điện giả danh để lừa đảo; chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội để vay, mượn tiền; kêu gọi đầu tư, kiếm tiền qua mạng; giả mạo cho vay trực tuyến... Các đối tượng thường sử dụng tài khoản mạng xã hội “ảo”, sim “rác”, tổng đài “ảo”, máy chủ nước ngoài, sử dụng tài khoản ngân hàng được thuê, mua, không chính chủ để nhận tiền, luân chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau hoặc mua tiền điện tử để che giấu dòng tiền phạm tội.Đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình trả lời chất vấn (Ảnh: Bùi Thành).Từ thực tiễn đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Công an tỉnh Quảng Bình nhận thấy có 2 dạng tội phạm với đặc điểm riêng biệt.Dạng tội phạm hoạt động trong nước: Loại tội phạm này chủ yếu có tuổi đời rất trẻ, tự học hỏi phương thức, thủ đoạn trên không gian mạng, sau đó liên kết, tập hợp thành các nhóm để thực hiện hành vi phạm tội, phối hợp che giấu nguồn tiền thu lợi bất chính. Dạng tội phạm này thường hình thành ở các địa bàn "nóng" về tội phạm công nghệ cao như Quảng Trị, Quảng Nam, Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh... Tại Quảng Bình cũng đã bắt đầu manh nha một số nhóm nhỏ lẻ được các đơn vị nghiệp vụ đấu tranh, triệt phá hoặc đưa vào diện theo dõi, nắm tình hình.Tội phạm là công dân Việt Nam, thực hiện hành vi lừa đảo đối với người Việt Nam trên không gian mạng, hoạt động tại các trụ sở ở nước ngoài, như: Campuchia, Thái Lan, Philippines...bị các đối tượng chủ mưu, cầm đầu người nước ngoài ép buộc, lôi kéo. Dạng tội phạm này được tập huấn, hướng dẫn một cách bài bản, hoạt động theo đường dây, ổ nhóm rất phức tạp. Đặc biệt, một số đối tượng sau khi rời khỏi ổ, nhóm tội phạm người nước ngoài tiếp tục tạo lập các hội, nhóm người Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến. Tại Quảng Bình đã phát hiện một số trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia, nhưng thực chất là bị lừa vào các ổ, nhóm tội phạm lừa đảo trực tuyến.Các đại biểu tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII. Ảnh: Ngô Huyền.Trước thực tế trên, Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố, thị xã, triển khai đồng bộ các biện pháp nắm tình hình; chủ động phát hiện, ngăn chặn và tổ chức đấu tranh với loại tội phạm này. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan điều tra các cấp đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố 10 vụ/9 bị can liên quan đến các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến. Nổi bật, đã phá thành công chuyên án liên quan 7 đối tượng tại địa bàn huyện Quảng Ninh về hành vi xâm nhập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền giao dịch khoảng 8 tỷ đồng; chuyên án không chỉ phá được 1 “ổ”, “nhóm” tội phạm sử dụng công nghệ cao mới manh nha hình thành, mà còn ngăn chặn hoạt động lan truyền, chia sẻ, chỉ dạy cách thức thực hiện hành vi phạm tội cho số thanh, thiếu niên trên địa bàn.Trước đó, năm 2023, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các tỉnh phía Nam (Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh) đấu tranh, phá thành công chuyên án liên quan 21 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, hoạt động tại địa bàn Campuchia, tổng số tiền giao dịch trong các tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng ước tính gần 2.000 tỷ đồng.Cũng theo Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đấu tranh với tội phạm lừa đảo trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn, như: Hoạt động phạm tội có tính tự động hóa, chuyên nghiệp cao, dễ dàng xóa bỏ dấu vết phạm tội là các dữ liệu điện tử; tội phạm hoạt động ẩn danh, liên tỉnh, xuyên quốc gia; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng hiện còn nhiều bất cập, chưa theo kịp hoạt động của tội phạm; mặc dù lực lượng Công an và các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn của loại tội phạm này, song một bộ phận nhân dân còn tâm lý chủ quan, không tìm hiểu, thiếu kỹ năng xử lý thông tin, tình huống trên không gian mạng, vô tình tạo điều kiện để các đối tượng lừa đảo, thực hiện hành vi phạm tội.Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trực tuyến, Công an tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương cùng với lực lượng Công an trong công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, rà soát, lên danh sách và có biện pháp quản lý nghiệp vụ với các đối tượng, băng, nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao để tập trung đấu tranh, triệt phá. Phối hợp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai, lưu động một số vụ án điển hình được dư luận quan tâm để răn đe, phòng ngừa chung; tăng cường quản lý nhà nước đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet; đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động của tội phạm lừa đảo trực tuyến, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm này để người dân nhận biết, chủ động phòng tránh...Về phía người dân, cần chủ động tìm hiểu, nắm kỹ về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng qua các kênh thông tin tuyên truyền của lực lượng chức năng để chủ động phòng tránh. Đồng thời, chủ động phối hợp, giúp đỡ lực lượng Công an trong đấu tranh với loại tội phạm này.
Khắc phục khó khăn thời tiết, đẩy nhanh thi công dự án đường điện 500kV
Nỗ lực làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp"Ngày 12/7, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý đã trực tiếp đến hiện trường đang thi công các vị trí cột thuộc các huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành kiểm tra, đôn đốc tiến độ; động viên cán bộ, công nhân đang thi công dự án 500kV mạch 3 đoạn qua địa bàn Nghệ An.Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) là dự án trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn với chiều dài khoảng 519 km mạch kép đi qua 9 tỉnh. Trong đó, đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An gần 100 km với 2 dự án thành phần là Quảng Trạch - Quỳnh Lưu và Quỳnh Lưu - Thanh Hóa.Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Nghệ An dài 99,99 km đi qua địa bàn 5 huyện. Ảnh Thanh Quỳnh.Quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, "dây không đợi cột, cột không đợi móng, móng không chỉ một người làm", lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương liên quan tập trung phối hợp với chủ đầu tư, các đơn vị thi công triển khai đồng bộ các phần việc và đến nay cơ bản đã hoàn thành.Cho đến thời điểm hiện nay, Nghệ An đã bàn giao toàn bộ mặt bằng phần diện tích móng cột (202/202) và toàn bộ phần hành lang tuyến (203/203 khoảng cột, 88/88 khoảng néo).Trên địa bàn tỉnh có 53 hộ bị ảnh hưởng phải thu hồi đất ở thực hiện các dự án (huyện Nam Đàn 19 hộ, huyện Nghi Lộc 9 hộ, huyện Yên Thành 2 hộ, huyện Diễn Châu 19 hộ, thị xã Hoàng Mai 4 hộ). Trong đó, có 18 hộ đề nghị giao đất tái định cư (huyện Nam Đàn 1 hộ, huyện Nghi Lộc 5 hộ, huyện Diễn Châu 12 hộ). Trong số 18 hộ tái định cư có 9 hộ có nhà ở trên đất, UBND các huyện đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để giao đất tái định cư.Hiện nay, các hộ dân đã cơ bản tháo dỡ nhà cửa bàn giao mặt bằng, còn lại 1 hộ tại huyện Nghi Lộc đang tháo dỡ, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/7/2024 và 1 hộ tại thị xã Hoàng Mai dự kiến di dời trước ngày 25/7/2024, đảm bảo tiến độ trước khi đóng điện.Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, song các kỹ sư, công nhân trên công trường đang tập trung thi công với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”.Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đã trực tiếp đến kiểm tra thi công tại 2 vị trí cột VT 409 (thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu) và VT 422 (thuộc xã Đô Thành, huyện Yên Thành).Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, song chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công, trực tiếp là các kỹ sư, công nhân trên công trường đang tập trung thi công với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm việc liên tục 24/7, "3 ca, 4 kíp", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "làm xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ", "chỉ bàn làm, không bàn lùi" theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Phấn đấu hoàn thành dự án trong tháng 7/2024Báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, đại diện chủ đầu tư cho biết, hiện nay, các lãnh đạo đều bám công trường, chỉ đạo các lực lượng, phương tiện tập trung thi công, phấn đấu thực hiện công trình đáp ứng tiến độ.Tại các điểm đến thị sát, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An ghi nhận sự vào cuộc tích cực, rốt ráo của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công; thăm hỏi, động viên, biểu dương cán bộ, kỹ sư, công nhân vượt qua khắc nghiệt của nắng nóng để thi công dự án.Qua kiểm tra thực tế và nắm bắt các ý kiến của chủ đầu tư, đơn vị, nhà thầu thi công thì hiện nay phần việc còn lại (dựng cột, lắp đặt sứ, kéo dây vật tư, vật liệu) đòi hỏi nhân công chuyên nghiệp, có tay nghề cao, kinh nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị các đơn vị tiếp tục nỗ lực tối đa, khắc phục khó khăn do thời tiết, bố trí đủ nhân lực để vừa đẩy nhanh tiến độ thi công, vừa bảo đảm chất lượng, an toàn lao động, góp phần đưa toàn bộ dự án về đích đúng hẹn.Hơn 1.100 thanh niên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3.Trao đổi với lãnh đạo các huyện Diễn Châu và Yên Thành, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý lưu ý cần tiếp tục đảm bảo tốt nhất công tác an ninh, trật tự; quản lý chặt chẽ phần hành lang tuyến đã bàn giao; kịp thời hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án thi công đảm bảo tiến độ đề ra.Trò chuyện với lực lượng đoàn viên, thanh niên, người đứng đầu Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương các bạn trẻ đã hỗ trợ triển khai dự án trong thời gian qua (toàn tỉnh thành lập 74 đội hình thanh niên tình nguyện với sự tham gia của hơn 1.100 đoàn viên, thanh niên).Dù đợt chiến dịch đặc biệt hỗ trợ dự án đã kết thúc, nhưng Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đoàn viên, thanh niên cần tiếp tục bố trí lực lượng hỗ trợ các đơn vị thi công phân luồng; đảm bảo giao thông trong quá trình kéo dây; tiếp nước cho các đội hình thi công; cử lực lượng hỗ trợ nấu ăn cho công nhân nếu cần; hỗ trợ hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành thi công và tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng của đường dây 500kV mạch 3 cho người dân.Tuổi trẻ toàn tỉnh Nghệ An đã đồng lòng chi viện cho 6 đơn vị có đường điện đi qua, hơn 1.000 két nước, sữa, 500 suất cơm,…Ngày 23/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia tại trụ sở UBND tỉnh Nghệ An.Sau cuộc làm việc, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ.Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị địa phương; biểu dương các đoàn viên, thanh niên đã phát huy sức trẻ, xung kích, tình nguyện, trách nhiệm, sáng tạo, tham gia xây dựng, phát triển đất nước theo đúng tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".Công trình đang đi vào giai đoạn nước rút, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, vì đến khi hoàn thành, đóng điện còn nhiều việc phải làm.Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia tổ chức đợt thi đua cao điểm đặc biệt, "nước rút", huy động mọi lực lượng tham gia để phấn đấu hoàn thành dự án trong tháng 7/2024.
Bình Thuận: Tạm đình chỉ chức vụ đối với Chủ tịch UBND huyện Phú Quý
Ngày 11/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định số 1352/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ chức vụ.Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1819/SNV-TCCC ngày 5/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Phú Quý đối với ông Lê Quang Vinh nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Lê Quang Vinh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý. (Ảnh: Bộ Công an).Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan đến những sai phạm xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.Theo đó, mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư.Ngày 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 5 cá nhân về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.Các bị can vừa bị khởi tố, bắt giam liên quan đến những sai phạm xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. (Ảnh: Bộ Công an).Các bị can gồm: Nguyễn Ngọc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; Lê Quang Vinh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Qúy; Huỳnh Lương Thiện, chuyên viên Phòng Đầu tư và Quy hoạch xây dựng thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận.2 bị can còn lại là Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam; Trương Văn Ri, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam kiêm Giám đốc Chi nhánh công ty tại tỉnh Bình Thuận.
Xây dựng đội ngũ luật gia giỏi chuyên môn, tận tụy với công lý
Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng hội viênTại Đại hội, thay mặt đoàn Chủ tịch, Luật gia Ngô Kim Hạnh đã báo cáo Tổng kết công tác Hội Luật gia khóa VI, nhiệm kỳ 2019 – 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo đó, trong nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia quận Tây Hồ tiếp tục được Quận ủy, UBND quận quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hoạt động trên các lĩnh vực nhiệm vụ được giao. Hội Luật gia quận và các Chi hội Luật gia trực thuộc luôn bám sát các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là các cấp ủy Đảng, chính quyền thuộc quận, sự hướng dẫn về chuyên môn của Hội Luật gia Tp.Hà Nội. Luật gia Ngô Kim Hạnh báo cáo trước đại hội.Hội Luật gia quận Tây Hồ không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng của hội viên. Đến nay Hội đã kết nạp 74 hội viên, làm thủ tục chuyển sinh hoạt cho 32 hội viên, tổng số hội viên luật gia thuộc quận có 241 hội viên.Hội Luật gia quận kiện toàn bầu Ban Thường vụ Hội Luật gia quận gồm 5 thành viên, phát triển 6 Chi hội Luật gia trực thuộc (Chi hội Luật gia phường Yên Phụ, Chi hội Luật gia phường Nhật Tân, Chi hội Luật gia Chi cục Thi hành án dân sự quận, Chi hội Luật gia Phòng Tư pháp quận, Ban Quản lý chợ quận). Đến nay, Hội Luật gia quận có 17 Chi hội Luật gia trực thuộc.Ngay sau Đại hội VI, Ban chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Thường trực Hội Luật gia quận đã triển khai công tác, nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Các đại biểu phát biểu tham luận nhằm nâng cao công tác Hội.Qua những công việc được triển khai cụ thể, công tác này đã góp phần nâng cao hiểu biết, chấp hành pháp luật trong Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật, giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, Hội Luật gia quận đã vận động 100% hội viên tham gia tích cực các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do UBND thành phố phát động và đạt nhiều giải thưởng cá nhân, tập thể.Bên cạnh đó, công tác tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý được Hội Luật gia quận và các Chi hội trực thuộc xác định là hoạt động mang tính chính trị - xã hội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và được triển khai thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Hội Luật gia quận và các Chi hội Luật gia trực thuộc, nhất là Chi hội Trung tâm tư vấn pháp luật – Chi nhánh 5 tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, các chương trình, kế hoạch của Hội Luật gia thành phố đề ra. Trong nhiệm kỳ, Hội Luật gia quận đã tổ chức và phối hợp tổ chức 109 hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho 13.126 lượt người tham dự. Hội Luật gia quận và các Chi hội đã tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý 2.769 vụ việc cho 2.888 lượt người. Đặc biệt, hỗ trợ pháp lý miễn phí cho đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội.Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật gia Ngô Kim Hạnh cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế trong nhiệm kỳ qua. Sau khi nghe báo cáo, nhiều đại biểu cũng trình bày tham luận, ý kiến để công tác hội ngày càng phát triển.Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ hơn vai trò, sứ mệnh của bản thân, phát huy thế mạnh của người luật gia, đóng góp nhiều hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tích cực tham mưu, đề xuất, kiến nghị với các cấp giải quyết những vấn đề bức xúc, tồn tại trong nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân; đề nghị UBND quận giao thêm nhiệm vụ cũng như cấp thêm kinh phí hoạt động hàng năm….Xây dựng đội ngũ luật gia tận tuỵ với công lýPhát biểu sau đó, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia Tp.Hà Nội đánh giá những thành tích đã đạt được của Hội luật gia quận Tây Hồ nhiệm kỳ qua. Ông Tuyến đặc biệt biểu dương Hội Luật gia quận Tây Hồ đã hoàn thành vượt chỉ tiêu về việc thành lập các Chi hội và phát triển đội ngũ hội viên. "Dù trải qua nhiệm kỳ nhiều khó khăn, nhất là dịch Covid-19, nhưng Hội Luật gia Tây Hồ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có những nắm bắt, triển khai công việc nhanh chóng kịp thời. Tôi ví dụ, năm 2025, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, nhiều quy định về xử lý, xử phạt được cụ thể hoá. Vừa qua, Hội Luật gia quận Tây Hồ đã triển khai tuyên truyền và đề xuất giám sát việc thực thi chấp hành luật này là rất ý nghĩa, kịp thời" ông Tuyến nói.Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia Tp.Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, ông Tuyến đề nghị Hội Luật gia quận tiếp tục quán triệt tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới" cũng như các nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Thành uỷ và Quận uỷ.Ông Tuyến đề nghị Hội Luật gia quận chú trọng xây dựng đội ngũ luật gia quận giỏi về chuyên môn, tận tụy về công lý. Đặc biệt nhân rộng mô hình "Tổ giáo dục phổ biến pháp luật" của Hội Luật gia thành phố. Mô hình này đã được thực hiện từ 2014, hiện đã có 50 tổ được thành lập và hoạt động hiệu quả.Bà Bùi Thị Lan Phương – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ phát biểu chỉ đạo.Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, bà Bùi Thị Lan Phương – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đánh giá cao và nhất trí với phương hướng hướng nhiệm vụ đề ra, đồng thời có thêm ý kiến chỉ đạo cụ thể. Bà Phương nhấn mạnh lại ý kiến của Chủ tịch Hội luật gia Tp.Hà Nội về việc Hội luật gia quận Tây Hồ quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14 của Bộ Chính trị cũng như các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Hội Luật gia Việt Nam. Hoạt động của Hội Luật gia quận cần bám sát Điều lệ Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương; nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ hội viên, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị quận trong sạch, vững mạnh. Bà Phương nhấn mạnh đến việc Hội Luật gia quận Tây Hồ phải chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.Đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, gắn với thực hiện Quyết định phê duyệt Đề án 129 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, hướng về cơ sở và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của Nhân dân."Tôi tin tưởng rằng, Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Tây Hồ lần thứ VII với đội ngũ Luật gia hiện nay sẽ đóng góp nhiều hơn nữa về nội dung và chất lượng hoạt động, xây dựng vị thế và uy tín của Hội Luật gia quận ngày càng được nâng cao", bà Phương bày tỏ. Ông Lê Trung Đức - Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, đồng thời bày tỏ quyết tâm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được giao trong nhiệm kỳ mới.Các đại biểu chúc mừng Ban chấp hành khóa mới.Ông Ngô Hồng Tuyến trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong nhiềm kỳ qua.Ông Ngô Hồng Tuyến trao bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.Bà Trần Thị Thu Hường-Trưởng Ban Tuyên giáo quận uỷ trao bằng khen cho các Hội viên có thành tích xuất sắc.Đại hội đã tiến hành bầu Ban chấp hành khoá mới với 11 thành viên. Ông Lê Trung Đức tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ khoá VII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tốc độ 13 năm xong một dự án đường sắt đô thị, Hà Nội mất 150 năm để xây xong 10 tuyến?
Phó chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Nếu cứ theo tiến độ các dự án đang triển khai, phải mất 150 năm mới hoàn thành 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch".
Nhật và nhiều nước Châu Âu đang làm tàu 250km/h - chỉ tốc độ này mới đáp ứng yêu cầu ở Việt Nam?
Bộ Kế hoạch và đầu tư bảo lưu phương án 2, chọn xây dựng tàu với tốc độ 250km/h, khai thác chung tàu khách và tàu hàng cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Bước ngoặt bất ngờ của nữ thượng úy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có tố chất đặc biệt
Sau nhiều năm học tập và làm việc trong lực lượng CAND, nữ thượng uý bất ngờ được phát hiện có đầy đủ tố chất của một xạ thủ.