Bóc mẽ chiêu dùng vỏ bọc nhân viên tín dụng, lừa mượn tiền tỷ để đáo hạn ngân hàng

03/11/2024 20:11

Dù cơ quan chức năng liên tiếp phá nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do các nhân viên tín dụng ngân hàng gây ra. Thế nhưng không ít nạn nhân vẫn "sập bẫy" chiêu mượn tiền để đáo hạn ngân hàng.

Mượn tiền bằng vỏ bọc nhân viên tín dụng

Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Đức Biểu 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tương tự với hành vi của Lê Trung Đức, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã bắt tạm giam Võ Chí Thành (nhân viên tín dụng ngân hàng), SN 1992, trú phường Thủy Châu, Tx.Hương Thủy về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt nữ quái lừa người quen bằng thủ đoạn mượn tiền để đáo hạn ngân hàng

Cơ quan điều tra xác định, do có mối quan hệ thân quen với một khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng (nơi đối tượng làm việc), Thành nhiều lần mượn tiền của nạn nhân để làm thủ tục đáo hạn cho khách và rủ nạn nhân góp tiền mua bất động sản.

Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Thành không làm thủ tục đáo hạn cho khách mà dùng số tiền đó để trả nợ cá nhân. Nạn nhân 3 lần chuyển tiền cho Thành với tổng số tiền 8,3 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng xác định, với thủ đoạn mượn tiền đáo hạn ngân hàng và góp vốn mua bán bất động sản, Thành chiếm đoạt của nhiều người khác với tổng số tiền lên đến hơn 25 tỷ đồng.

Đáng chú ý, vừa qua, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Trần Đức Biểu, SN 1987, trú tại phường Trường An, Tp.Huế.

Theo hồ sơ vụ án, từ đầu năm 2020, chị N.T.H., Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hưng Lộc Phát Metal quen biết với Trần Đức Biểu (Biểu nguyên là nhân viên phòng giao dịch của 1 ngân hàng, phụ trách đối với các tài khoản của công ty và cá nhân chị H.).

Trong quá trình nói chuyện với Biểu, chị H. được biết chị LT.P.T., SN 1979 (nguyên là nhân viên kế toán công ty của chị H.) nhiều lần cho Biểu vay tiền để đáo hạn cho khách hàng tại ngân hàng nơi Biểu làm việc, chị T. đã được Biểu thanh toán vốn, lãi đầy đủ, nên chị H. tin tưởng Biểu.

Tháng 3/2021, Biểu thấy tài khoản của công ty chị H. tăng và có nguồn tiền. Với ý định chiếm đoạt tài sản của chị H., Biểu đã lợi dụng mối quan hệ để đưa ra các thông tin gian dối đó là, chị H. có tiền thì đưa cho Biểu để Biểu đáo hạn ngân hàng cho khách hàng nơi Biểu làm việc với lãi suất 1.000 đồng đến 1.500 đồng/1 triệu/1 ngày.

Để chị H. tin tưởng, giữa các lần vay tiền, Biểu đều nhắn tin trao đổi qua mạng xã hội Zalo với tài khoản có tên "Tran Duc Bieu" với tài khoản Zalo của chị H. các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng và các món vay giải ngân khi đáo hạn.

Trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2021 đến ngày 25/11/2022, chị H. đã đưa số tiền 5,4 tỷ đồng cho Biểu vay nhằm mục đích đáo hạn ngân hàng để lấy tiền lãi. Các lần vay tiền đều được chị H. chuyển qua tài khoản cá nhân của Biểu, đưa tiền mặt và đều lập giấy biên nhận hoặc giấy mượn tiền.

Mặc dù đưa ra thông tin với chị H. là vay tiền để đáo hạn ngân hàng nhưng Biểu đã dùng số tiền nêu trên để đầu tư vào chứng khoán, trả nợ cho người khác và sử dụng vào mục đích cá nhân. Trong đó, bị cáo đã dùng 4,6 tỷ đồng để trả nợ, có đầy đủ tài liệu để chứng minh số tiền bị cáo trả nợ là từ tiền chiếm đoạt của bị hại.

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Đức Biểu 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, tòa buộc bị cáo trả lại số tiền 800 triệu đồng đã chiếm đoạt của bị hại.

Bên cạnh đó, HĐXX tuyên truy thu lại số tiền 4,6 tỷ đồng mà bị cáo đã chiếm đoạt của bị hại để trả cho 2 khoản nợ từ 2 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, để trả lại cho bị hại.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Võ Thị Tuệ Minh, Giám đốc Công ty Luật An Doanh tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trong những năm gần đây, nhu cầu vay vốn tăng cao kéo theo nhu cầu đáo hạn ngân hàng cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về đáo hạn nhưng có thể hiểu đáo hạn ngân hàng là hình thức gia hạn thêm thời gian vay tiền từ ngân hàng hoặc vay vốn để trả cho khoản vay cũ, khi đến thời hạn phải tất toán hết dư nợ khoản vay cũ từ ngân hàng.

Theo luật sư Minh, đây là hoạt động thường thấy trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại thông tư 06/2023/TT-NHNN), nhu cầu vốn để trả nợ khoản vay tại chính ngân hàng đó hoặc để trả nợ vay tại các tổ chức tín dụng khác đều không được ngân hàng cho vay. Vì vậy, một số đối tượng xấu đã lợi dụng các khoản vay dân sự với lý do vay để đáo hạn ngân hàng, nhưng thực tế lại không đáo hạn mà khoản vay này sẽ được dùng để trả nợ xoay vòng cho các khoản tiền vay trước đó.

"Với chiêu trò cho vay lãi suất cao, thu hồi vốn nhanh, nhiều người dân đã rơi vào "bẫy" vay tiền để đáo hạn ngân hàng và cho vay với số tiền lớn mà không có biện pháp bảo đảm, không nắm rõ thông tin đáo hạn, mục đích vay cũng như khả năng chi trả của đối tượng vay. Ngoài ra, hoạt động này còn tiềm ẩn rủi ro vi phạm pháp luật về cho vay nặng lãi, bởi thủ đoạn phổ biến của các đối tượng lừa đảo là vay với lãi suất cao gấp nhiều lần mức lãi suất theo quy định của pháp luật", luật sư Minh nói.

Luật sư Minh phân tích thêm, căn cứ theo quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi cung cấp thông tin gian dối về việc vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt sản với khung hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

"Hiện nay, chiêu thức lừa đảo này đang ngày càng biến tướng và tinh vi hơn, vì vậy người dân cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những phương thức, chiêu trò lừa đảo cho vay tiền đáo hạn ngân hàng", luật sư Minh nhấn mạnh.

Công Định
Tham khảo thêm
Khởi tố "nữ quái" lừa 40 tỷ đồng với chiêu đáo hạn ngân hàngKhởi tố