Bị cấm xuất khẩu sang Mỹ, giá "vũ khí" chiến lược của Trung Quốc leo lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, láng giềng Việt Nam nắm 50% nguồn cung toàn cầu

08/01/2025 00:07

Giá kim loại hiếm của Trung Quốc đã tăng khoảng 250% trong năm 2024.

Bị cấm xuất khẩu sang Mỹ, giá "vũ khí" chiến lược của Trung Quốc leo lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, láng giềng Việt Nam nắm 50% nguồn cung toàn cầu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Reuters, giá kim loại chiến lược antimon có khả năng đạt mức cao kỷ lục khi người tiêu dùng tìm kiếm nguồn cung thay thế sau lệnh cấm xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại gia tăng làm thay đổi động lực xung quanh thị trường các vật liệu quan trọng.

Tháng trước, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ các khoáng sản quan trọng như gali, germani và antimon. Lệnh cấm được đưa ra ngay trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng này.

Giá antimon, được sử dụng trong chất bán dẫn và các ứng dụng quân sự, đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, hiện giao dịch trong khoảng 39.500-40.000 USD/tấn tại Rotterdam tính đến ngày 31/12. Giá đã tăng khoảng 250% vào năm 2024.

Các thương nhân dự đoán, giá thậm chí sẽ tăng lên hơn 40.000 USD/tấn sau lệnh cấm của Trung Quốc trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thiếu hụt.

"Chúng tôi đã bán một số lượng nhỏ với giá 40.000 USD", một thương nhân kim loại ở châu Âu cho biết. "Những người bán không phải người Trung Quốc sẽ tính giá cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận".

Bị cấm xuất khẩu sang Mỹ, giá "vũ khí" chiến lược của Trung Quốc leo lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, láng giềng Việt Nam nắm 50% nguồn cung toàn cầu- Ảnh 2.

Giá antimony đã tăng khoảng 250% vào năm 2024 (Nguồn: Fastmarket)

Theo dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Trung Quốc sản xuất gần 50% nguồn cung antimon toàn cầu ước tính ở mức 83.000 tấn vào năm ngoái. Lệnh cấm được đưa ra phù hợp với chiến lược củng cố sản xuất khoáng sản nội địa của Trung Quốc.

"Hoa Kỳ đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình khỏi Trung Quốc bằng cách mua nhiều hơn từ Đông Nam Á", Ellie Saklatvala, Giám đốc định giá kim loại màu tại Argus nói. "Tuy nhiên, trong tương lai gần, vẫn chưa rõ họ sẽ lấp đầy khoảng trống mà Trung Quốc để lại như thế nào".

Trung Quốc cũng cấm xuất khẩu gali và germani sang Hoa Kỳ, nhưng lệnh này chỉ có tác động hạn chế vì Hoa Kỳ đã ngừng mua các khoáng sản quan trọng này từ Trung Quốc.

Theo D. Ruas, Giám đốc bán hàng toàn cầu Kim loại và hợp chất tại Indium Corporation cho biết: "Các thị trường vẫn được tạo thành từ con người chứ không chỉ từ các yếu tố cơ bản, do đó, một số áp lực tăng giá xuất hiện khi các nhà giao dịch lợi dụng lệnh cấm để đẩy giá lên".

"Lệnh cấm nguyên liệu thô của Trung Quốc cho thấy nguồn cung thay thế từ bên ngoài Trung Quốc quan trọng như thế nào. Tự cung tự cấp phải là mục tiêu ngắn hạn của chính phủ Hoa Kỳ."

Sự thống trị của Trung Quốc trong các khoáng sản quan trọng đã làm dấy lên mối lo ngại về việc kim loại nào khác có thể bị nhắm tới cho đợt hạn chế xuất khẩu tiếp theo. Một thương nhân cho biết Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu vào kim loại Bismuth và Mangan.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), sản lượng antimony của Việt Nam trong năm 2018 và 2019 là 240 nghìn tấn và trữ lượng chưa xác định. Đáng chú ý trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu lượng antimon trị giá 34,3 triệu USD, trở thành nhà xuất khẩu antimony thứ 2 thế giới.