Vì sao nhiều phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay tiền tỷ
Thời gian gần đây các gói "đầu tư giáo dục" đang trở nên phổ biến trong bối cảnh lãi suất thấp và tiền rẻ. Từ đầu năm 2018, lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại Nhà nước cho trung và dài hạn đều ở mức cao, từ 9,3-11% một năm. Điều này làm cho việc vay tiền từ ngân hàng trở nên khó khăn hơn đối với các dự án trường học tư thục, đặc biệt là những dự án mới bắt đầu "tay không bắt giặc".
Những câu chuyện các trường tư nhân, đặc biệt các trường có mô hình đào tạo chuẩn quốc tế, đưa ra "gói đầu tư giáo dục" đã trở nên khá phổ biến. Đây là một hình thức huy động vốn từ phụ huynh.
Thông thường các doanh nghiệp giáo dục tư nhân thường phải đối mặt với giai đoạn "khát vốn" trong 5 năm đầu tiên. Do đó, việc hút vốn từ phụ huynh ngay từ đầu sẽ mang lại nguồn lực tài chính lớn hơn cho các trường. Sau khoảng 10 năm, các trường có khả năng sinh lời và có thể trả lại vốn cho phụ huynh.
Nói chung, mặc dù gói "đầu tư giáo dục" mang lại nhiều lợi ích cho cả trường học và phụ huynh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc thực hiện giao dịch này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ cả hai bên để đảm bảo rằng mục tiêu giáo dục và tài chính được đạt được một cách bền vững và an toàn.
Nhìn thấy rõ cả lợi ích và rủi ro nhưng có một số lý do khiến nhiều phụ huynh sẵn lòng vay số tiền lớn không lãi để đưa con em mình vào các trường quốc tế mong được miễn học phí.
Gần đây nhất, tại Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), các phụ huynh cho nhà trường vay 2-5 tỷ đồng, thậm chí có người cho vay gần 10 -15 tỷ đồng không lãi suất, đổi lại được miễn học phí 12 năm học với tổng giá trị khoảng 7 tỷ đồng.
Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 12, chuyển trường hoặc nghỉ học vì lý do sức khỏe... AISVN sẽ trả lại số tiền đã vay. Hơn 90% phụ huynh đã đóng tiền đầy đủ cho con theo học hết cấp 3 ở AISVN dưới hợp đồng cho vay hoặc hợp đồng góp vốn đầu tư, số tiền tổng cộng hơn 3.200 tỷ đồng, theo Vietnamnet.
Đây là hình thức huy động tiền không ít trường đã thực hiện trong nhiều năm qua. Hợp đồng ký kết giữa nhà trường và phụ huynh là hợp đồng dân sự, được nhiều luật sư đánh giá không vi phạm pháp luật. Hợp đồng cũng không có nội dung ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.
Thực tế, pháp luật hiện hành không cấm hay hạn chế trường học vay tiền phụ huynh. Đây được xem là giao dịch dân sự có quan hệ tín dụng, vay hình thức tín chấp, tức dựa trên uy tín của người đi vay.
Những người cho vay - các phụ huynh được xem là thuộc tầng lớp giàu có, có khả năng chi trả học phí 300-700 triệu đồng/năm. Nhiều người trong số họ có thể là doanh nhân, từng trải trên thương trường và tính toán rất tốt. Hiệu suất của khoản “đầu tư” nói trên có thể lên tới 10-12%/năm, cao hơn nhiều kênh đầu tư như vàng, USD, bất động sản, trái phiếu...
Trước vấn đề trên câu hỏi được đặt ra là tại sao rất nhiều phụ huynh đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, “thả gà ra đuổi” rồi bỏ công bỏ việc đi kiện tụng, hay phải tính cùng nhau đóng thêm tiền cho trường mở lại dạy con hoặc tính cho con chuyển trường?
Có thể đó là sự cả tin khi phụ huynh nhìn vào vẻ bên ngoài, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giáo viên và quản lý có nhiều người nước ngoài, chương trình giáo án quốc tế, hay tin vào chữ tín ở môi trường giáo dục.
Đỉnh điểm, Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) tiếp tục kêu gọi phụ huynh đóng thêm 125 tỉ đồng duy trì hoạt động. Nhiều người thắc mắc nhà trường thu chi ra sao để dẫn đến khó khăn tài chính, nợ nần.
Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, trong cuộc họp với phụ huynh chiều 30/3, Trường tiểu học, THCS và THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) kêu gọi phụ huynh đóng góp 125 tỉ đồng để vận hành ổn định đến hết năm học 2023 - 2024.
Cụ thể, tối 30/3, Trường quốc tế AISVN gửi email cho toàn thể phụ huynh, khảo sát ý kiến đồng ý hay không việc đóng góp tiền để vận hành trường. Phiếu khảo sát gồm 3 nội dung: đồng ý đóng góp kinh phí để duy trì việc vận hành trường đến hết năm học 2023-2024; không đồng ý đóng góp kinh phí, có nhu cầu chuyển đến cơ sở giáo dục khác; ý kiến khác.
Trường yêu cầu phụ huynh chỉ thực hiện khảo sát 1 lần cho tất cả con em đang theo học. Đồng thời cho biết phòng kế toán nhà trường sẽ gửi email thông tin cụ thể cho từng gia đình về số tiền cần đóng. Sở ban ngành sẽ thông tin tài khoản để phụ huynh đóng góp trong hôm nay 31/3.
Một số phụ huynh cho biết họ đồng tình với giải pháp trên, nhưng yêu cầu phải nắm rõ tình hình tài chính của trường. "Chúng tôi nghe nói trường nợ hơn 3.000 tỉ đồng, đúng không? Phải rõ ràng mọi vấn đề về tài chính để phụ huynh đóng góp", một phụ huynh nói.
Nhiều người đang nhìn cuộc chơi này “quá ngây thơ”
Chia sẻ xoay quanh vấn đền này với báo Vietnamnet, ông Ngô Thành Huấn, CEO tư vấn đầu tư và quản lý gia sản tại Việt Nam cho rằng, vì thiếu kiến thức tài chính cơ bản và nhiều người đang nhìn cuộc chơi này “quá ngây thơ”.
Theo vị chuyên gia này có một số khách hàng thật tình kể lại rằng, họ tính ra lợi nhuận tầm 7-10% (tùy giai đoạn và tùy trường) cũng hợp lý, cao hơn lãi huy động gửi tiết kiệm, lại có nhiều điểm lợi như các yếu tố đã liệt kê phía trên.
“Nhưng có điều nguy hiểm về đầu tư người Việt ít quan tâm, thẩm định rủi ro phải đúng và đủ. Rủi ro ở đây là mất sạch vốn nếu trường hoạt động không tốt. Nếu rủi ro lỗ trong đầu tư cổ phiếu từ 30-40%, đây là rủi ro mất sạch vốn.
Nếu muốn đầu tư hiệu suất phải là 30-40% mới xứng đáng như đầu tư cổ phiếu rủi ro cao lợi nhuận kỳ vọng phải cao, đằng này rủi ro mất vốn 100% mà chỉ đổi lại 10%, một sự vô lý đến cùng cực”, ông Huấn ái ngại.
Đặc biệt nếu đề xuất ngắn hạn, CEO FIDT cho rằng, thứ nhất, nếu bất kỳ ai đảm bảo với bạn lợi nhuận cố định, trừ ngân hàng, rủi ro sẽ khá cao. Nếu không, họ đã vay ngân hàng. Bạn không thể tự thẩm định mô hình hoạt động của doanh nghiệp, điều này cần chuyên môn riêng biệt mà xã hội phải tạo ra khuôn khổ để hỗ trợ người dân.
Thứ hai, chúng ta cần phân biệt giữa vay vốn và góp vốn. Vay vốn phải có mục đích sử dụng, tài sản thế chấp. Vay tín chấp không dành cho người dân, là sân chơi phức tạp đến ngân hàng còn vướng nợ xấu, người dân khó có đủ năng lực đánh giá. Góp vốn phải đánh giá được mô hình kinh doanh. “Truyền thông năm nào cũng nói về lừa đảo tài chính, về huy động vốn đa cấp nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Giải pháp thật sự nằm ở dân trí tài chính”, chuyên gia FIDT trăn trở.
Trúc Chi (t/h)