Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét

14/01/2025 08:30

Dưới cái lạnh thấu xương ở Hà Nội, nhiều tiểu thương phải gồng mình thức trắng đêm trong những chiếc lều tạm bợ để trông đào, quất dịp Tết Nguyên đán sắp tới.


Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 1.

Còn 2 tuần nữa đến Tết Nguyên đán 2025, các loại cây cảnh đã "đổ bộ" về Hà Nội, sẵn sàng phục vụ khách mua. Đây cũng là giai đoạn người bán phải trông cây suốt ngày đêm, bất kể trời rét buốt

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 2.

Tiểu thương phải dựng lều bạt ngay tại gian hàng của mình và thay nhau thức đêm. Giữa thời tiết giá rét, công việc này càng trở nên vất vả hơn nhiều.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Phượng (Hưng Yên) - một tiểu thương bán đào trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) - cho biết, những chậu đào thế được vận chuyển từ Hưng Yên về đây, mới bày bán được vài ngày. Vợ chồng bà phải thay nhau trông vì đây là tài sản chắt chiu cả năm trời của cả gia đình.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 4.

"Năm 2005, nhà tôi từng bị mất trộm một lần, lúc đó giá trị của mỗi cây đào cũng phải vài triệu đồng. Ngày đó chúng tôi tiếc lắm nhưng không biết làm thế nào. Vì vậy, từ đó đến nay hai vợ chồng phải thay phiên nhau trông xuyên đêm", bà Phượng kể.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 5.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 6.

Để chắn gió và bảo vệ tài sản, tiểu thương quây bạt kín xung quanh.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 7.

Nhiệt độ về đêm xuống thấp chỉ còn 9 - 10 độ khiến những tiểu thương bán cây cảnh Tết phải gồng mình chống chọi.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 8.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 9.

Những chiếc lều tạm bợ chỉ với vài chiếc gối, một tấm chiếu, một chiếc chăn bông để giúp họ trụ lại dưới đêm lạnh.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 10.

"Gia đình tôi vận chuyển đào từ Mộc Châu xuống 3 điểm Quảng Ninh, Vinh (Nghệ An), Hà Nội để bán. Vài hôm trước tại Vinh nhà chúng tôi bị mất 6 cây đào, còn tại điểm bán Hà Nội, chúng tôi có 3 người thay phiên nhau trông nên không xảy ra tình trạng bị mất trộm", anh Tài nói.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 11.

Theo anh Tài, khu vực bán đào nào ở địa điểm vắng vẻ sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lấy trộm.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 12.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 13.

Những chiếc lều tạm bợ được tiểu thương dựng tại khu vực sân vận động Mỹ Đình.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 14.

Một tiểu thương cho biết: "Năm nay thấy tình hình kinh tế khó khăn, cũng lo sợ người dân dè dặt trong việc chi tiền mua sắm Tết nên tôi chỉ nhập những rẻ hơn mọi năm. Ví dụ năm trước nhập cây giá từ 5 - 8 triệu đồng thì năm nay tôi chỉ nhập cây từ 2 - 4 triệu đồng, nhằm dễ bán hơn".

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 15.

Một bữa ăn vội vàng trong túp lều tạm bợ dưới cái lạnh thấu xương.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 16.

Những giấc ngủ vội vàng giữa trời đêm lạnh giá.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 17.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 18.

Chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt, nhiều tiểu thương chọn cách đốt lửa để sưởi ấm.

Thâu đêm trông đào quất Tết, tiểu thương gồng mình chịu giá rét- Ảnh 19.

Thâu đêm trông đào, quất, tiểu thương chỉ hy vọng năm nay buôn bán tốt để có một mùa Tết ấm no.