Theo một nghiên cứu vừa được công bố tại hội nghị năm 2023 của Hội Nội tiết Hoa Kỳ, thời gian và chất lượng giấc ngủ có liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh
Phát hiện mới về thời lượng ngủ liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
24/06/2023 16:30
Nghiên cứu đã cho thấy thời lượng ngủ có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Ngủ nhiều hay ít đều có liên quan tới nguy cơ mắc đái tháo đường (Ảnh: Getty)
PGS Kim cho biết cả 2 yếu tố ngủ ít hoặc ngủ nhiều đều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. "Chúng tôi thấy rằng những người ngủ hơn 10 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao nhất."
"Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng nhóm người có thời gian ngủ dài hơn có chỉ số glycogen insulin giảm. Đây là dấu hiệu của chức năng bài tiết insulin."
Theo PGS Kim, giấc ngủ có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là do cả 2 tình trạng kháng insulin và giảm chức năng bài tiết insulin.
"Đái tháo đường loại 2 đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và suy giảm bài tiết insulin. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên ở những người ngủ quá nhiều có thể là do sự suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy. Do đó, thời gian ngủ ngắn và/hoặc dài cũng như chất lượng giấc ngủ kém đều có thể là nguy cơ gây đái tháo đường."
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?
Theo Susan Miller, chuyên gia về giấc ngủ, để cải thiện giấc ngủ, bạn có thể thực hiện những bước sau đây:
Có thời gian ngủ phù hợp
"Nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày và nhiều hơn 10 tiếng/ngày đều có liên quan tới nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn. Chính vì thế, điều quan trọng mà hầu hết người trưởng thành cần nhớ đó là chỉ ngủ khoảng 7-9 tiếng/đêm", chuyên gia Miller cho hay. Cô cũng nhấn mạnh đây là khoảng thời gian ngủ thường được khuyến nghị để có sức khỏe tối ưu.
Ngủ đúng giờ
Duy trì một lịch trình đều đặn giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, từ đó giúp giấc ngủ ngon hơn. Chuyên gia Miller khuyên: "Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày".
Tạo không gian ngủ thoải mái
Hãy giữ cho phòng ngủ của bạn luôn thoáng mát, yên tĩnh và không bị quá sáng khi bạn đi ngủ. Ngoài ra, một phòng ngủ sạch sẽ với chăn gối êm ái cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Áp dụng các biện pháp thư giãn cơ thể
Chuyên gia Miller khuyên rằng: "Hãy tập các bài tập thư giãn cơ thể như thở sâu, thiền, giãn cơ nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Những phương pháp này có thể giảm căng thẳng và giúp cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn".
Hạn chế chất kích thích và thiết bị điện tử
Nên hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trước khi ngủ (Ảnh: Getty)
Chuyên gia Miller lưu ý mọi người nên tránh sử dụng các chất như rượu, caffeine và nicotin gần giờ đi ngủ vì chúng có thể cản trở giấc ngủ. "Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn chu kỳ đánh thức giấc ngủ của bạn."
Có một lối sống lành mạnh
Điều cuối cùng mà chuyên gia Miller nhắn nhủ mọi người đó là duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ. "Hãy tập luyện thường xuyên, có một chế độ ăn uống cân bằng và kiểm soát căng thẳng."
Chuyên gia Miller cho biết tình trạng thiếu ngủ thường liên quan đến chế độ ăn không lành mạnh, lối sống tĩnh tại ít vận động. "Những yếu tố này có thể góp phần làm tăng cân, béo phì và đái tháo đường."
Nguồn: Healthline