Loại củ quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết giúp giảm axit uric

27/01/2025 08:11

Không chỉ là nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào, khoai tây còn có thể giúp giảm mức axit uric trong cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gút.

Khoai tây, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn, nhất là ngày Tết, không chỉ là nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoai tây có thể giúp giảm mức axit uric trong cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gút.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Khoai tây chứa lượng lớn tinh bột kháng, đặc biệt là khi được nấu chín và để nguội. Tinh bột kháng có khả năng cải thiện sự chuyển hóa của đường trong cơ thể mà không làm tăng đường huyết quá mức.

Loại củ quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết giúp giảm axit uric- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng chế độ ăn giàu tinh bột kháng có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, một yếu tố có thể làm tăng axit uric trong máu. Khoai tây còn chứa một số hợp chất chống viêm như flavonoid và carotenoid, giúp giảm viêm khớp do gút.

Bên cạnh đó, các chất xơ có trong khoai tây giúp tăng cường quá trình bài tiết axit uric qua thận, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy việc tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh gút.

Lưu ý, khoai tây chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị y tế. Người mắc bệnh gút nên kết hợp ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát mức axit uric trong cơ thể một cách hiệu quả.

Một số lợi ích sức khỏe khác của khoai tây:

Giảm viêm

Loại củ quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết giúp giảm axit uric- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Theo trang tin NDTV, với tính chất kiềm và kháng viêm, khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm axit dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác dụng làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp.

Hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống nhưng hãy nhớ rằng ăn bất cứ thứ gì quá mức đều có hại. Điều độ là chìa khóa của sức khỏe.

Loại củ được ví như “nhân sâm trắngLoại củ được ví như “nhân sâm trắng", mâm cơm nhà nào cũng có mà ít ai hayĐỌC NGAY

Giúp thúc đẩy tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp việc tiêu hóa "mượt mà" hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. 

Hỗ trợ giấc ngủ

Tryptophan, vốn được tìm thấy tự nhiên trong khoai tây, là một thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo thêm cho giấc ngủ của bạn và cho bạn cảm giác thư giãn nhiều hơn.

Tốt cho xương

Giàu canxi và phốt pho, khoai tây giúp xương chắc khỏe. Chưa hết, sự hiện diện của sắt, canxi, magiê, phốt pho và kẽm trong khoai tây cũng góp phần vào việc xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp. Khoai tây có tất cả các thành phần này.

Cải thiện sức khỏe não

Axit alpha lipoic, một loại enzyme trong khoai tây có thể giúp tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết axit này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân Alzheimer.

Một số vitamin và khoáng chất có trong khoai tây tác động tích cực đến chức năng của não (bao gồm kẽm, phốt pho và phức hợp B). Vitamin B6 đặc biệt quan trọng để duy trì sức khỏe thần kinh.

Minh Hoa (t/h)