Học sinh Nghệ An “nói không” với điện thoại trong buổi học

19/10/2024 20:30

Nhằm xây dựng môi trường giáo dục phát triển, an toàn, lành mạnh, ngành Giáo dục Nghệ An quán triệt học sinh “nói không” với điện thoại trong buổi học.

Học sinh phổ thông không sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 19/10, tại Trường THPT Nghi Lộc 3, Sở GD&ĐT

Cuộc vận động “Học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học” tại trường THPT Nghi Lộc 3.

Ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Nghệ An phát biểu, cuộc vận động được triển khai trong bối cảnh mạng Internet, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh… đang tác động mạnh mẽ tới môi trường giáo dục học đường.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà internet, các thiết bị thông minh, phổ biến nhất là điện thoại di động mang lại cho học sinh thì điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến học tập, việc tiếp thu bài vở. Ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của các em, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tâm lý, nhân cách người học.

Nhằm xây dựng môi trường giáo dục phát triển, an toàn, lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của internet, điện thoại di động đối với kết quả học tập, sự phát triển về tâm lý, thể chất, nhân cách của học sinh, Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp tổ chức triển khai cuộc vận động "Trường học Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học".

Học sinh Nghệ An “nói không” với điện thoại trong buổi học- Ảnh 2.

Chủ tịch Công đoàn giáo dục Nghệ An phát động cuộc vận động.

Cuộc triển khai được thực hiện với 5 mục đích, yêu cầu; 5 nhiệm vụ và giải pháp, với mục tiêu chính: Học sinh phổ thông không sử dụng điện thoại trong buổi học chính khóa, học thêm trong nhà trường, kể cả giờ ra chơi.

Hà Nội: Không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trên lớpHọc sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Đừng thêm “gánh nặng” cho giáo viên

Qua đó, nhằm góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về ý thức, trách nhiệm sử dụng điện thoại. 

Trong đó, chú trọng trang bị kiến thức cho học sinh, để các em hiểu, làm chủ được bản thân trong việc sử dụng điện thoại đúng mục đích.

Phát huy tối đa lợi ích, tác dụng tích cực của internet, điện thoại trong cuộc sống cũng như phục vụ cho nhu cầu học tập, giúp học sinh nhận diện thông tin xấu độc, những tác hại của việc sử dụng điện thoại khi truy cập internet, mạng xã hội, rèn kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh tác hại.

Bên cạnh đó, tăng cường các giải pháp quản lý việc sử dụng hiệu quả điện thoại trong trường học; nâng chất lượng từng tiết học, buổi học.

Giúp học sinh xây dựng ý thức, tinh thần, thái độ, thói quen học tập, làm việc tập trung để tiếp thu bài học hiệu quả; tăng sự tương tác, giao lưu trực tiếp; giảm tình trạng nghiện trò chơi điện tử, mạng xã hội; hỗ trợ phát triển về tâm lý, nhân cách, thể chất và kết quả của học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Phát biểu tại lễ phát động, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành một lần nữa nhắc lại những lợi ích và những tác động, ảnh hưởng của việc lạm dụng điện thoại đối với việc học tập của học sinh.

Vì thế, cuộc vận động triển khai nhằm mục đích để học sinh sử dụng có hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ, đảm bảo hợp lý, khoa học, sức khoẻ của học trò, sử dụng môi trường số hiệu quả.

Học sinh Nghệ An “nói không” với điện thoại trong buổi học- Ảnh 3.

Các đơn vị ký cam kết thực hiện cuộc vận động "Học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học".

Để cuộc vận động triển khai thành công trong các nhà trường, người đứng đầu ngành Giáo dục cho rằng, cần "phụ thuộc rất lớn vào sự quyết tâm hưởng ứng của các học trò, quyết tâm vượt qua sự cám dỗ, biết sử dụng điện thoại sao cho hiệu quả".

Quá trình thực hiện, các thầy, cô giáo cũng cần nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, nghiêm túc trong sử dụng điện thoại tại nhà trường để làm gương cho học sinh.

Học sinh Nghệ An “nói không” với điện thoại trong buổi học- Ảnh 4.

Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học trao tặng 100 tủ sách "Hạt giống tâm hồn cho ngành Giáo dục Nghệ An".

Ngay sau lễ phát động này, Sở cũng yêu cầu các Phòng GD&ĐT, các nhà trường cũng ký cam kết thực hiện để triển khai sâu rộng trong toàn ngành.

Quá trình thực hiện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để phụ huynh, học sinh cùng tích cực hưởng ứng và ký cam kết với nhà trường, để cao tinh thần kỷ cương và trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định.