Đại học Văn Hiến xét tuyển bằng học bạ đợt 2

24/06/2016 09:28

Năm nay trường dành 60% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển học bạ với 23 ngành khác nhau.

Năm nay trường dành 60% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển học bạ với 23 ngành khác nhau.

Tùy theo từng ngành trường sẽ xét tuyển theo điểm thi theo khối thi truyền thống hoặc tổ hợp các môn. Điểm xét tuyển là tổng trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) hoặc trong 2 học kỳ (lớp 12) theo kết quả học tập THPT đạt từ 18 điểm đối với bậc đại học. Còn bậc cao đẳng chỉ cần tốt nghiệp THPT.

dai-hoc-van-hien-xet-tuyen-bang-hoc-ba-dot-2

Ngoài kiến thức, mỗi sinh viên được đào tạo về tinh thần, trách nhiệm, tác phong trong công việc.

Từ góc nhìn nhà tuyển dụng, chị Hoàng Thùy - chủ một doanh nghiệp truyền thông (quận 1, TP HCM) cho biết, phần lớn sinh viên mới ra trường khi vào công ty phải mất khá nhiều thời gian để hòa nhập vào guồng công việc.

"Chất lượng lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng không chỉ kém về năng lực thực tế mà trình độ nhận thức, tác phong công nghiệp vẫn còn yếu. Nhiều nhân viên trẻ vẫn còn tư duy chụp giật, làm cho có, thiếu sự tập trung, tính kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, từ đó gây ra không ít tổn thất cho công ty. Chính vì vậy mà công ty tôi luôn đặt tiêu chí đạo đức lên hàng đầu khi chấp nhận tuyển dụng một nhân sự. Chỉ cần lao động có nền tảng đạo đức tốt, vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, công ty luôn sẵn sàng đầu tư bồi dưỡng và đào tạo sau”, chị Thùy nhận định.

dai-hoc-van-hien-xet-tuyen-bang-hoc-ba-dot-2-1

Đại học Văn Hiến đào tạo hệ đại học, cao đẳng ngày càng bám sát với nhu cầu thực tế với chất lượng sinh viên đầu ra không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải chuẩn mực về đạo đức.

Cũng trong dịp giao lưu với sinh viên TP HCM gần đây, một lãnh đạo TP HCM đã không khỏi trăn trở trong việc đào tạo sinh viên. Theo ông, chất lượng nguồn nhân lực phải được thể hiện qua các cá nhân cụ thể có năng lực làm việc đầy sáng tạo, có nhân cách, có lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Còn theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Điều hành phụ trách đào tạo của Đại học Văn Hiến, xu hướng giáo dục ở Việt Nam nhiều năm nay tập trung vào việc chuộng thành tích, lấy bằng cấp làm thước đo để đánh giá năng lực người lao động. Chính những chương trình đào tạo, chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức, lý thuyết hàn lâm mà chưa chú trọng vào thực hành, kỹ năng mềm theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này.

"Trên thực tế, môi trường và yêu cầu công việc đang ngày càng thay đổi, doanh nghiệp thường đánh giá hiệu quả dựa trên năng suất, tính kỷ luật, kỹ năng mềm và tinh thần, trách nhiệm cũng như đam mê với công việc của nhân viên", ông Đức nói.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, Đại học Văn Hiến tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục. Trường coi trọng tính ứng dụng, thực tế và đặt trọng tâm rất lớn vào phát triển từng cá nhân, tạo môi trường lý tưởng để sinh viên rèn luyện kiến thức, kỹ năng cũng như các kỹ năng và tình kỷ luật cần thiết. Đây là cách khắc phục những yếu điểm mà lao động Việt vấp phải.

dai-hoc-van-hien-xet-tuyen-bang-hoc-ba-dot-2-2

Với tiêu chí “Thành nhân trước khi thành danh”, sinh viên Đại học Văn Hiến luôn được chú trọng đào tạo nhân cách.

Thành lập năm 1997, Đại học Văn Hiến là một trong những trường đại học ngoài công lập có số lượng đông sinh viên theo học. Trường có thế mạnh trong việc đào tạo các ngành Tâm lý xã hội, Kinh doanh, Du lịch, Ngôn ngữ & văn hóa nước ngoài...

Trường lấy tiêu chí giáo dục “Thành nhân trước khi thành danh” làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động của mình, nhiều sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã dề dàng hòa nhập, làm việc có hiệu quả trong môi trường mới.

Theo N.Loan - Vnexpress