Đầu máy hơi nước mang số hiệu 141-179 được Đường sắt Việt Nam phối hợp với Trung Quốc sản xuất vào năm 1966. Chiếc đầu máy được lấy nguyên mẫu thiết kế của đầu máy lớp 141 Mikado (Pháp), đặt tên là Tự Lực. 141 cũng là dòng đầu máy hơi nước "huyền thoại" tại Việt Nam.
Với trọng lượng gần khoảng 100 tấn, đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực không chỉ lớn mà còn cho công suất 1.100 mã lực chỉ bằng lửa và nước đun sôi.
Chiếc đầu máy có kích thước dài khoảng 19m, (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75 m, cao 3,8 m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước) và được thiết kế để chạy trên đường ray khổ 1m, tốc độ chạy tàu khoảng 67km/h.
Thiết kế đặc trưng tạo nên cái tên 141 gồm 1 bánh dẫn đường, 4 bánh chịu lực, 1 bánh theo sau. 141 cũng trở thành tên chung cho tất cả các đầu máy có mô hình này.
Tại khu vực trên cùng của đầu máy là chiếc nồi hơi đặc trưng của các loại tàu hỏa hơi nước.
Vị trí cửa buồng đốt, đây là nơi công nhân đốt lò sẽ xúc than vào để duy trì sức kéo đầu máy. Kíp lái tàu thường có 3 vị trí: một chỉ huy, một lái máy và một đốt lò
Sau khi đốt cháy than, gỗ sẽ làm cho nước hóa hơi, hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy của tàu sẽ giúp cho tàu chạy.
Cản trước hình tam giác đặc trưng của các đầu máy xe lửa truyền thống.
Trải qua thời gian hàng chục năm bị lãng quên, chiếc đầu máy hơi nước mang số hiệu 141-179 đã bị hư hỏng nhiều chỗ.
Nhiều bộ phận của chiếc đầu máy xe lửa đang trong tình trạng hoen gỉ, hư hỏng nghiêm trọng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đầu máy này được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa khu vực phía Bắc, miền Trung nước ta. Trục đường chính: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Yên Viên - Hải Phòng; Hà Nội - Thanh Hóa - Vinh. Chiếc đầu máy được trưng bày trong khuôn viên nhà máy xe lửa Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội) phục vụ khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đầu máy này được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa khu vực phía Bắc, miền Trung nước ta. Trục đường chính: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Yên Viên - Hải Phòng; Hà Nội - Thanh Hóa - Vinh. Chiếc đầu máy được trưng bày trong khuôn viên nhà máy xe lửa Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội) phục vụ khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/soi-khoi-sat-100-tan-di-vao-lich-su-do-viet-nam-cung-trung-quoc-san-xuat-gan-60-nam-truoc-a85813.html