Cao điểm dịch sốt xuất huyết: Nhiều ca nguy kịch

Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, cả nước hiện ghi nhận hơn 93.800 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), 26 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc SXH vẫn tiếp tục tăng, toàn thành phố đã ghi nhận trên 15.400 ca (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong. Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Cao điểm dịch sốt xuất huyết: Nhiều ca nguy kịch - Ảnh 1.

Hiện các phương pháp điều trị

Đi khám muộn, bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 giai đoạn. Giai đoạn ủ bệnh: 3-10 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày), thường không có triệu chứng. Giai đoạn sốt: Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục, có thể có cơn rét run, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi cơ khớp và nhức hai hố mắt. Da xung huyết, thường có chấm xuất huyết dưới da, có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, có thể có dấu hiệu của xuất huyết niêm mạc và các tạng. Giai đoạn hồi phục: Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, ăn ngủ khá hơn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.

Ông Khổng Minh Tuấn cũng cho biết, virus gây bệnh SXH có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại. Ông Tuấn cũng lưu ý nguy cơ biến chứng do SXH do chưa có thuốc đặc trị nên điều trị SXH bằng kiểm soát triệu chứng, uống nhiều nước kết hợp nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những người sốt cao trên 38,5 độ C thì có thể hạ sốt và giảm triệu chứng đau bằng Paracetamol. Người mắc SXH không được lạm dụng các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Natri naproxen, Analgin... do các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là biến chứng xuất huyết.

Bộ Y tế khuyến cáo, muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể bơi, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây, ở các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, lốp xe, vỏ dừa. Do đó yêu cầu các địa phương nên chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là trong mùa cao điểm này. Đồng thời, tìm hiểu thêm các thông tin để có thái độ đúng đắn hơn về dịch bệnh SXH.

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/cao-diem-dich-sot-xuat-huyet-nhieu-ca-nguy-kich-a78220.html