LĐBĐ
Tuyển Đức hai lần bị Nhật Bản “quật ngã” trong vòng 10 tháng .(Ảnh: REUTERS)
Việc DFB cho phép hãng Amazon Prime làm bộ phim tài liệu về tuyển Đức ở Qatar là một sai lầm khi 4 tập "All or nothing" ("Tất cả hoặc không có gì") hé lộ câu chuyện về một đội bóng khủng hoảng nội bộ trầm trọng. Joshua Kimmich, Niclas Sule và Antonio Rudiger cãi nhau trên sân tập; Leon Goretzka phàn nàn về những khó khăn khi thi đấu ở Qatar; Julian Brandt đến muộn trong cuộc họp chiến thuật mà không bị khiển trách…
Tuy vậy, có lẽ sự cải tạo đó đã đi quá xa, nhiều khả năng do ảnh hưởng bởi sự hứng khởi của World Cup 2006. Chẳng phải dàn cầu thủ đang khoác áo tuyển Đức hiện tại là những chú bé khi đó trên dưới 10 tuổi mới bắt đầu bước chân vào các học viện bóng đá hay sao? Cựu danh thủ Matthias Sammer phát biểu trên báo Sueddeutsche Zeitung mới đây: "Bóng đá Đức đã từ bỏ yếu tố truyền thống là thể chất khỏe mạnh, lấn lướt trong các cuộc đấu tay đôi và luôn giành chiến thắng".
Bóng đá Đức thành công và thành danh trước tiên ở sự kỷ luật, sau đó mới đến các yếu tố thể lực, khoa học. Nếu không còn kỷ luật thì còn gì là "chất Đức" trong bóng đá nước này?
Trở lại cấu trúc đơn giản
Sau khi thua Nhật Bản 1-4 và Hansi Flick bị sa thải, "Die Mannschaft" với HLV tạm quyền Rudi Voller đã hạ á quân thế giới Pháp với tỉ số 2-1. Mueller ghi bàn mở tỉ số bằng cách chọn vị trí và dứt điểm đúng kiểu "kẻ cắp không gian". Voller không thay đổi nhiều vị trí so với trận gặp Nhật Bản nhưng Đức đã trở thành một đội bóng hoàn toàn khác.
Sự rụt rè và bối rối đã qua đi, thay vào đó là "đạo đức làm việc", như Mueller nói, tính tổ chức, sự cam kết và sự rõ ràng. Đức chơi một thứ bóng đá thẳng thắn nhưng hiệu quả, gây được thiện cảm với khán giả.
DFB đang tìm HLV mới cho tuyển Đức và nhiều cái tên được nhắc đến: Jurgen Klopp, Julian Nagelsmann, Roger Schmidt… Đó là những HLV thành công ở các CLB, với triết lý bóng đá hiện đại tiên tiến. Chỉ là ở các CLB, họ có cầu thủ từ khắp nơi trên thế giới đến phục vụ ý tưởng của mình.
Tuyển Đức lại khác, không cần đến triết lý sâu xa, kỹ thuật tinh vi mà chỉ cần "đạo đức làm việc" như Mueller nói. Trong một hệ thống được lên kế hoạch rõ ràng, những cá nhân khéo léo vẫn được phép thể hiện kỹ năng sáng tạo của họ.
Voller dù đã không trực tiếp cầm quân 19 năm qua nhưng với uy tín của một cựu danh thủ, ông vẫn có thể là người phù hợp cho vị trí HLV. Đội bóng không cần những chiến thuật phức tạp, rối rắm, mà cần sự cần mẫn, đơn giản của ông. Cựu danh thủ Lothar Matthaus nhìn nhận: "Nếu bầu không khí phù hợp thì ai làm HLV tuyển Đức hầu như không quan trọng".
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/doi-tuyen-duc-choi-voi-truoc-euro-2024-a74842.html