Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Các báo cáo, tham luận với nội dung phong phú, hàm lượng khoa học cao đã nêu bật những giá trị ngoại hạng toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; các hướng tiếp cận, giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản.

Như tin đã đưa, ngày 30/6, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Các đại biểu thảo luận chuyên môn về Khai thác du lịch di sản Phong Nha – Kẻ Bàng theo quan điểm phát triển bền vững.

Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023).

Hội thảo nhận được 26 bài tham luận và báo cáo khoa học trong đó có 13 bài trình bày tại Hội thảo. Trong phiên tham luận tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trình bày và thảo luận về các nội dung: Định hướng phát triển bền vững Di sản thế giới theo quan điểm của UNESCO; kết quả 20 năm khám phá hang động tại Quảng Bình của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh; Di sản hang động Karst tiêu biểu làm nên giá trị mỹ học của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; Tham luận về kết quả và đề xuất các cơ hội hợp tác liên biên giới Phong Nha - Kẻ Bàng; Khai thác du lịch Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng phát biểu bền vững; Một số vấn đề về nghiên cứu đa dạng sinh học...

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Hình 2).

Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước.

Cùng với đó là các tham luận về giải pháp để Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Phát huy danh hiệu Di sản trong chiến lựợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Quản lý rủi ro trong hoạt động thám hiểm; Phát huy các giá trị khảo cổ học liên ngành góp phần làm phong phú thêm giá trị của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng... Tại hội thảo cũng nêu nhiều khó khăn đòi hỏi các nhà quản lý, khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết.

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Hình 3).

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Hội thảo cũng giành thời gian để các đại biểu tập trung thảo luận chuyên môn về khai thác du lịch Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng theo quan điểm phát triển bền vững.Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã đóng góp những ý kiến, giải pháp, định hướng trong công tác bảo tồn, khai thác để Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng phát triển theo hướng bền vững.

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Hình 4).

Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chua Me Đất  đưa ra tham luận về Giải pháp để Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Các báo cáo, tham luận với nội dung phong phú, hàm lượng khoa học cao đã nêu bật những giá trị ngoại hạng toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; các hướng tiếp cận, giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản. Đặc biệt, Hội thảo được nghe các nhà quản lý chia sẻ cơ chế quản lý tài nguyên bền vững và những phát hiện mới trong nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tỉnh Quảng Bình đưa ra các giải pháp hiệu quả cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên của Di sản.

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Hình 5).

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, phát biểu bế mạc Hội thảo.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết, Hội thảo đã ghi nhận những đóng góp, hiến kế quan trọng của các nhà quản lý, nhà bảo tồn, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân trong suốt thời gian qua đã chung tay góp sức để các thảm thực vật rừng nguyên sinh được duy trì và phát triển; các cảnh quan được bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực; các hang động mới được khảo sát, các đặc điểm địa chất địa mạo được bổ sung; các phương pháp quản lý mới được áp dụng.

Đặc biệt, đã có những nghiên cứu hết sức quan trọng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học; cập nhật thêm nhiều loài, ghi nhận thêm nhiều loài mới cho khoa học, phát hiện các quần thể loài thực vật quý hiếm. Đây là những giá trị hết sức quan trọng, không chỉ tôn vinh thêm cho Di sản mà còn đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Môi trường - Giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Hình 6).

VQG Phong Nha  - Kẻ Bàng được xem là điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong nhấn mạnh: “Tỉnh Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để giữ gìn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới cũng như việc xây dựng và đệ trình hồ sơ đề nghị công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 3, xây dựng Phong Nha – Kẻ Bàng đạt tiêu chuẩn Khu du lịch quốc gia vào năm 2025, trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Cam kết, khẳng định sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật và tuân thủ Công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với tỉnh Khăm Muồn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.

Ngô Huyền

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/giai-phap-trong-bao-ton-va-phat-huy-cac-gia-tri-di-san-the-gioi-vqg-phong-nha-ke-bang-a62938.html