Đang đi trên đường, người đàn ông bất ngờ đột quỵ, cần lưu ý gì khi thời tiết nắng nóng?

Tên đường trở về nhà, ông C. (Hà Nội) bất ngờ yếu liệt ngã ra đường, không nói được kèm liệt nửa người bên phải.

Bệnh nhân V.V.C. (55 tuổi, trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải, không nói được, méo miệng, huyết áp 180/100 mmgh. Ông có tiền sử bị viêm tụy cấp do thường xuyên sử dụng rượu bia.

Đời sống - Đang đi trên đường, người đàn ông bất ngờ đột quỵ, cần lưu ý gì khi <a href=thời tiết nắng nóng?" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-05-31/dang-di-tren-duong-nguoi-dan-ong-bat-ngo-dot-quy-moi-nguoi-can-luu-y-khi-thoi-tiet-nang-nong-cap-cuu-1685498851-56-width670height447.jpg?v=1685502015">

(Ảnh minh họa).

Trước đó, trên đường trở về nhà, ông C. bất ngờ yếu liệt ngã ra đường, không nói được kèm liệt nửa người bên phải. May mắn, người đàn ông được đưa đi cấp cứu kịp thời tại BV Đa khoa Đức Giang, Hà Nội.

Tại đây, ông C. được khám, chụp cắt lớp sọ não cấp cứu và chẩn đoán nhồi máu não cấp bán cầu trái giờ thứ nhất.

Sau khi được đánh giá toàn diện, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Cấp cứu chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch và kiểm soát huyết áp, đường máu.

Một giờ sau nhập viện, tình trạng của bệnh nhân cải thiện, chân tay đã cử động được. Một ngày sau, ông C. có thể vận động, đi lại, nói chuyện bình thường.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Học, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong thời gian 4,5 giờ là điều trị chuẩn với bệnh nhân nhồi máu não cấp, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm mức độ tàn tật. Tỷ lệ tái thông mạch não sau tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch chỉ xấp xỉ 30%.

"Can thiệp nội mạch đã được sử dụng trong nhiều năm qua để điều trị nhồi máu não. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ tái thông mạch não của can thiệp nội mạch cao hơn điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch đơn thuần', bác sĩ Học thông tin.

Theo ThS.BS Nguyễn Duy Chinh, Khoa Các bệnh mạch máu, Bệnh viện Tim Hà Nội, thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.

Ngoài ra, ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

Kiểu thời tiết này còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ… khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ não có 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, nhồi máu não là một dạng của tai biến mạch máu não, xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, gây hoại tử và chết khu vực não không được cung cấp máu, dẫn đến các chứng đột quỵ và có thể tử vong. Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não, làm tổn thương não.

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ.

Các dấu hiệu cụ thể gồm:

- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người).

- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói.

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt.

- Đột ngột đau đầu dữ dội.

- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…

Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để "cứu não".

DIỆU THU

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/dang-di-tren-duong-nguoi-dan-ong-bat-ngo-dot-quy-can-luu-y-gi-khi-thoi-tiet-nang-nong-a58149.html