Không rượu vẫn gan nhiễm mỡ: Một rủi ro chết người tăng 71%

(NLĐO) - Nghiên cứu trên hơn 12.000 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu của Thụy Điển cho thấy căn bệnh này còn tấn công một hệ thống trọng yếu khác.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology đã đối chứng dữ liệu của hơn 12.000 bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) vơi hơn 57.500 người khỏe mạnh, cho thấy sự gia tăng tới 71% nguy cơ nhập viện do nhiễm trùng ở người có NAFLD.

Không rượu vẫn gan nhiễm mỡ: Một rủi ro chết người tăng 71% - Ảnh 1.

Gan nhiễm mỡ không do rượu ảnh hưởng tới tận 1/4 người trường thành khắp thế giới - Ảnh minh họa từ Medical Xpress)

"Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của NAFLD như một chứng rối loạn đa hệ thống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng độc lập với các nguy cơ tiềm ẩn khác" - Medical Xpress dẫn lời Tiến sĩ - bác sĩ Fahim Ebrahimi từ Viện Karolinska và Trung tâm Bệnh gan và tiêu hóa thuộc Đại học Clarunis, tác giả chính.

Trước đây, bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm NAFLD được liên kết với việc tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan, nguy cơ phải ghép gan... cũng như bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của nó đối với hệ miễn dịch. Các tác giả lưu ý rủi ro này xảy ra cả ở những bệnh nhân NAFLD chưa diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan.

Tiết lộ 2 món ăn, uống cực ngon "triệt tiêu" mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Phát hiện mối liên hệ bất thường giữa COVID-19 và gan nhiễm mỡ

Tác dụng bất ngờ của cà phê lên bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan

Bác sĩ Ebrahimi giải thích: "Gan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của con người với các tế bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho, chiếm tới 20% tổng số tế bào gan".

Sự suy giảm chức năng của lá gan kéo theo suy giảm các tế bào miễn dịch mà nó sở hữu, dẫn đến tính nhạy cảm cao hơn đối với các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm...; trong đó các ca nhiễm trùng nặng (phải nhập viện), nhiễm trùng kháng thuốc có nguy cơ tử vong cao.

Sau 20 năm sống chung với tình trạng NALFD, cứ 6 bệnh nhân thì có 1 người phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng nặng.

Phát hiện mới chỉ ra tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị NALFD ở tất cả các giai đoạn. Theo các thống kê, căn bệnh này ảnh hưởng đến tận 1/4 người trưởng thành trên khắp thế giới. Đối tượng nguy cơ mắc NALFD là người béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn mỡ máu, hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp...

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/khong-ruou-van-gan-nhiem-mo-mot-rui-ro-chet-nguoi-tang-71-a58027.html