Có giá 25 triệu USD/g, cả thế giới chỉ 2 quốc gia sản xuất được vật chất chống ung thư này: Tỷ phú có tiền chưa chắc đã mua nổi

Các nhà khoa học ước tính, tổng lượng Californium trên thế giới không vượt quá 5kg. Mỗi năm chỉ nửa gam Californium được sản xuất trên toàn thế giới.

Có thể nhiều người vẫn cho rằng vàng hay kim cương là những vật liệu đắt nhất thế giới. Song thực tế mọi thứ trên Trái Đất này không như bạn nghĩ. Ngay cả sau hàng nghìn năm tồn tại, loài người vẫn còn rất nhiều điều cần khám phá.

Theo Money Inc, danh sách 5 vật chất đắt giá nhất hành tinh không bao gồm vàng hay kim cương. Thay vào đó, đứng đầu bảng xếp hạng này là

Californium là gì?

Californium là một đồng vị phóng xạ được tổng hợp lần đầu vào năm 1950 tại phòng nguyên cứu hạt nhân thuộc ĐH California. Đây là một nguyên tố tổng hợp, tức là không có trong tự nhiên và phải sản xuất trong phòng thí nghiệm.

Californium nằm ngay sau curium (Cm) trong bảng tuần hoàn, với số hiệu nguyên tử là 98. Tương đồng với các nguyên tố actini khác, californium có tính phóng xạ cao và không ổn định với chu kỳ bán rã tương đối ngắn khoảng 2,6 năm.

Có giá 25 triệu USD/g, cả thế giới chỉ 2 quốc gia sản xuất được vật chất chống ung thư này: Tỷ phú có tiền chưa chắc đã mua nổi - Ảnh 2.

Californium được xác định là nguyên tố siêu urani, tức là nó có hiệu nguyên tử lớn hơn uranium (92). Nó được xác định là kim loại rắn màu trắng bạc, kết cấu mềm, dễ uốn và có thể cắt bằng dao thông thông thường, hoá hơi ở nhiệt độ 300 độ C.

Đây cũng là nguyên tố có tính phóng xạ cao, phát ra cả alpha và neutron, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.

Có giá 25 triệu USD/g, cả thế giới chỉ 2 quốc gia sản xuất được vật chất chống ung thư này: Tỷ phú có tiền chưa chắc đã mua nổi - Ảnh 3.

Tại sao Californium đắt đỏ?

Californium được sản xuất bằng cách dùng hạt alpha bắn phá nguyên tố Cm. Đây cũng là một nguyên tố phóng xạ nhân tạo siêu đắt đỏ. Ngoài Mỹ và Nga, các quốc gia khác không có khả năng tự sản xuất được vật chất này. Nguyên nhân xuất phát từ việc phản ứng tổng hợp Californium được tiến hành trong các máy gia tốc đặc biệt đắt tiền.

Vậy nên quá trình sản xuất vật chất này tốn rất nhiều nhiều thời gian và chi phí. Chính vì lý do này, mỗi năm chỉ nửa gam Californium được sản xuất. Các nhà khoa học ước tính, tổng lượng Californium trên thế giới không vượt quá 5kg. Trong khi đó, khối lượng vàng hiện có của thế giới lên đến hơn hàng trăm nghìn tấn. Đây là một trong những lý do khiến chất này trở nên đắt đỏ đến vậy.

Ngoài sự khan hiếm, tính hữu dụng của californium cũng là lý do khiến nó trở nên khó sở hữu. Loại vật chất đắt đỏ này có giá trị rất lớn trong y tế và đặc biệt là điều trị các bệnh ung thư. Một nguồn neutron mạnh mẽ trong californium có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì vậy so với xạ trị thì phương pháp này vượt trội hơn nhiều. Nhưng vì loại vật chất này rất đắt nên chỉ dành cho những gia đình vô cùng giàu có.

Californium cũng có tác dụng trong việc xác định đồ cổ với tỷ lệ chính xác khá cao. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không thể mua được dù có tiền đi chăng nữa.

Đặc biệt chất này còn được sử dụng để hỗ trợ thăm dò dầu mỏ nhằm phát hiện và đo lường các mỏ dầu sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, Californium cũng được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân để giúp kiểm soát tốc độ phân hạch hạt nhân và sản xuất các nguyên tố tổng hợp khác.

Tổng hợp 

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/co-gia-25-trieu-usdg-ca-the-gioi-chi-2-quoc-gia-san-xuat-duoc-vat-chat-chong-ung-thu-nay-ty-phu-co-tien-chua-chac-da-mua-noi-a57688.html