Dấu ấn của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam

(MK - ASEAN) - Nếu phát huy tốt vai trò của các tổ chức phi Chính phủ trong thời gian tới, đây sẽ là kênh huy động nguồn lực quốc tế quan trọng để Việt Nam thực thi các Kế hoạch, Chiến lược về tăng trưởng xanh, ứng phó BĐKH trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Nhóm công tác của các tổ chức Phi Chính phủ về BĐKH (CCWG), trong 6 tháng đầu năm 2020, viện trợ từ nước ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ để triển khai các dự án tại Việt Nam vẫn khả quan trong bối cảnh COVID-19. Nếu phân theo vùng địa lý thì có 4 vùng: Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc đạt mức trên 10 triệu USD.

Giám đốc Dự án BĐKH và năng lượng tại Việt Nam – Bà Claudia Ehing cho biết: Các tổ chức phí chính phủ đóng góp xây dựng hoạt động ứng phó BĐKH lấy con người làm trung tâm dựa trên bối cảnh sống và kiến thức bản địa của cộng động. Các vấn đề xã hội như bất bình đằng ngày càng tăng, và NGO/CSO đã nâng cao tiếng nói của các nhóm dễ bị tổn thương, người yếu thế – vốn là đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ BĐKH.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, đại diện CCWG, hoạt động của các NGO/CSO trong khoảng 7 năm trở lại đây tập trung vào nâng cao vị thế của cộng đồng ứng phó với BĐKH; xây dựng và thí điểm nhiều mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH, các-bon tại nhiều địa phương.

Các dự án hướng tới phát triển tri thức bản địa truyền thống, thích ứng dựa trên hệ sinh thái, kết nối thị trường.

Bên cạnh đó, tăng cường sự trao đổi và hợp tác giữa Bộ, ngành và địa phương thông qua các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn… Từ đó, đóng góp cho chính sách quốc gia liên quan đến BĐKH.

Cùng với đó, các tổ chức phi chính phủ về BĐKH tại Việt Nam cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Cục BĐKH (Bộ TN&MT). Một trong những thành công lớn của hoạt động hợp tác này là đã xuất bản những ấn phẩm về sinh kế bền vững với BĐKH, tiêu chí đánh giá các điển hình ứng phó BĐKH; cũng như xây dựng, hình thành các quan điểm của Việt Nam tại các hội nghị quốc tế lớn về BĐKH. Những chính sách, chủ trương về BĐKH được triển khai nhanh hơn và gần gũi hơn với cộng đồng…

Đại diện CCWG, bà Nguyễn Thị Yến cho rằng, nếu phát huy tốt vai trò của các tổ chức phi Chính phủ trong thời gian tới, đây sẽ là kênh huy động nguồn lực quốc tế quan trọng để Việt Nam thực thi các Kế hoạch, Chiến lược về tăng trưởng xanh, ứng phó BĐKH trong thời gian tới…

Nguồn Tạp chí MEKONG-ASEAN

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/dau-an-cua-cac-to-chuc-xa-hoi-trong-bao-ve-moi-truong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-tai-viet-nam-a4342.html