1. Nhu cầu về nhà vẫn sẽ duy trì ở mức cao
Nhu cầu về nhà ở sẽ tiếp tục tăng. Việc thế hệ trẻ ngày nay đang có nhiều cách sáng tạo để phát triển nền kinh tế vô tình cũng thúc đẩy nhu cầu cho thi trường nhà ở. Bên cạnh đó, đại dịch khiến nguồn cung khan hiếm cũng là một lý do. Khi các kiến trúc từ những năm 60,70 của thế kỷ trước được thay thế bằng các kiến trúc hiện đại hơn, một cuộc cách mạng mới về nhả ở sẽ xảy ra.
2. Doanh số bán nhà sẽ đạt mốc gần bằng năm 2019
Bất chấp việc hầu hết toàn bộ các giao dịch đều bị trì hoãn trong nửa đầu năm 2020, những tín hiệu tích cực gần đây báo hiệu doanh số bán nhà có khả năng đạt mốc gần bằng với năm 2019. Khi thị trường mở cửa trở lại vào mùa hè vừa qua, nhu cầu bị dồn nén của người mua trong suốt mùa xuân đã được giải tỏa, qua đó đem lại cho thị trường nhà ở những đợt sóng mới giúp gia tăng doanh số một cách đáng kể.
3. Nhu cầu tái cấp vốn sẽ tiếp tục tăng lên
Sự lo ngại về những đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng việc chuyển đổi những quá trình thông thường sang hình thức trực tuyến. Điều này có nghĩa là việc vay thế chấp giờ đây sẽ trở thành một trải nghiệm mới cho khách hàng, đặc biệt là trong các ngành nghề như vận chuyển, bán lẻ hay thậm chí là chăm sóc y tế. Do đó, thị trường có thể đón nhận nhu cầu xin tái cấp vốn gia tăng trong thời gian tới.
4. Thu hồi tài sản thế chấp
Thông thường, việc thu hồi tài sản thế chấp quá hạn sẽ được các ngân hàng thực hiện vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều người đã rơi vào tình trạng thất nghiệp và phải nhờ đến sự trợ giúp của chính phủ. Tuy nhiên, khi các chính sách hỗ trợ hết hạn, số lượng tài sản thế chấp bị thu hồi sẽ tăng cao hơn bình thường.
5. Hình thức làm việc sẽ quyết định đến việc mua nhà
Làm việc từ xa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhà ở trong 6 tháng tới. Không có gì ngạc nhiên khi xu hướng chọn nhà ở trong thời gian gần đây thường là tại những vùng ngoại ô và nông thôn, những nơi có không gian yên tĩnh, thoáng đãng vì hầu hết mọi người đều phải làm việc và học tập tại chính ngôi nhà hoặc căn phòng của mình.
6. Ảnh hưởng của công nghệ
Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng các ứng dụng công nghệ nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người. Không những vậy, trong tương lai gần, chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều thiết bị điện tử xuất hiện trong ngôi nhà của mình hơn, bao gồm cả các thiết bị điều khiển bằng giọng nói hoặc văn bản.
7. Thay đổi hình thức tham quan dự án
Các chuyến tham quan dự án được tổ chức thông qua hình thức thực tế ảo đã trở thành điều được hầu hết các công ty bất động sản thực hiện trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Mặc dù hình thức này đảm bảo được an toàn cho cả người mua và người bán cũng như tuân thủ đúng các quy tắc về giãn cách xã hội nhưng nó vẫn gây ra nhiều bất cập, đặc biệt là với một số khách hàng muốn mua những dự án đắt tiền, những người ưu tiên việc tới xem sản phẩm trực tiếp hơn là thông qua hình thức thực tế ảo.
8. Phân bổ vốn hợp lý
Các chuyên gia kỳ vọng sẽ có sự phân bổ vốn phù hợp hơn cho lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là với phân khúc nhà ở và bất động sản công nghiệp. Những phân khúc này đã chứng tỏ khả năng đứng vững trước đại dịch và sẽ phục hồi nhanh chóng. Ngược lại, một số phân khúc của lĩnh vực bất động sản cần nhận được sự ưu tiên hơn bao gồm bán lẻ, khách sạn và văn phòng.
9. Xuất hiện nhiều quỹ ưu đãi vốn cổ phần
Nhiều quỹ ưu đãi đã được thành lập. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy lo sợ về rủi ro của thị trường bất động sản, do đó họ quan tâm đến việc kiếm được thu nhập một cách ổn định với rủi ro thấp hơn. Đại dịch Covid-19 đã khiến một số quy định liên quan đến việc cho vay bị siết chặt, qua đó hạn chế khả năng tài trợ cho các giao dịch của những nhà đầu tư. Vì vậy, số lượng quỹ được ra đời từ việc huy động vốn của các nhà đầu tư đã tăng lên nhằm lấp đầy khoảng trống bằng cách cung cấp vốn cho vốn cổ phần ưu đãi.
10. Giá nhà có thể giảm vào cuối năm
Thời điểm cuối năm nay có thể chứng kiến nhiều người bán chấp nhận giảm giá cho tài sản của họ. Bên cạnh việc một số người vẫn giữ nguyên quan điểm về giá cả thì cũng có khá nhiều người bán không muốn chờ đợi và có thể sẽ chấp nhận hạ giá nhằm bán được nhà càng sớm càng tốt. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư và người mua có khả năng sẽ mua được nhà ở với mức giá hợp lý.
11. Bất động sản thương mại đối mặt với sự suy thoái
Trong khi doanh số bán nhà ở vẫn tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới thì phân khúc bất động sản thương mại lại đối mặt với nhiều khó khăn. Việc các công ty cắt giảm diện tích văn phòng làm việc do nhân viên có khả năng làm việc tại nhà đã khiến các chủ đầu tư trong lĩnh vực cho thuê văn phòng đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng.
12. Bất động sản logistics phát triển
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, thương mại điện tử là một trong những ngành nghề phát triển mạnh nhất. Việc nhu cầu mua hàng tăng khiến các công ty thương mại điện tử phải tìm kiếm thêm những địa điểm để làm kho bãi và địa điểm phân phối. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho lĩnh vực bất động sản logistics hưởng lợi.
13. Các dự án có nhiều tiện ích liên quan đến sức khỏe sẽ thu hút được sự quan tâm
Khi hầu hết mọi người dành thời gian học tập và làm việc tại nhà, giá trị của các lựa chọn ăn uống, tập thể dục hay giải trí tại chỗ chưa bao giờ lớn đến thế. Khi tìm một nơi để sinh sống ở thời điểm hiện tại, khách hàng sẽ có xu hướng chú ý hơn đến những dự án có nhiều tiện nghi phục vụ cho các nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu liên quan đến đảm bảo sức khỏe. Những dự án gần bãi biển hoặc có những công viên cũng đón nhận được nhiều sự quan tâm.
Anh Nguyễn
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/13-du-doan-ve-thi-truong-bat-dong-san-trong-nhung-thang-cuoi-nam-2020-a4141.html