Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, những ngày qua, Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Thanh Nhàn) đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nếu như vào thời điểm tháng 7 và tháng 8-2019, bệnh viện chỉ tiếp nhận rải rác bệnh nhân sốt xuất huyết, thì đến cuối tháng 9 và trong tháng 10, số lượng bệnh nhân tăng gấp đôi, có lúc lên đến 10-15 ca/ngày. Hiện tại, khoa đang điều trị cho khoảng 25 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Lý giải nguyên nhân, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào giải thích, hiện là thời điểm giao mùa, đêm và sáng sớm se lạnh, nhưng ban ngày vẫn nắng ấm, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và gây bệnh.
Cùng với sốt xuất huyết, số bệnh nhân nhập viện do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng gia tăng. Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 20 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào lưu ý, thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành rất rộng, nên những người có sẵn bệnh nền cần đề phòng nguy cơ bệnh chồng thêm bệnh. "Có những trường hợp người cao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nên khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết, như: Sốt cao, đau nhức người, buồn nôn…, lại nghĩ do bệnh cũ tái phát, chủ quan không đi khám. Đến khi bệnh nhân xuất hiện những cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (xuất huyết dưới da, mẩn đỏ toàn thân, chảy máu mũi, chảy máu chân răng), thì mới đến bệnh viện kiểm tra", bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào nói.
Tương tự, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, từ đầu tháng 10-2019 đến nay, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đã gia tăng. Theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Vi rút - Ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Thậm chí, có gia đình cả 5 người cùng mắc sốt xuất huyết. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, số ca mắc sốt xuất huyết tuy chưa bằng năm 2017, song cũng là điều đáng báo động. Các bệnh nhân nhập viện có nhiều mức độ khác nhau, như không có dấu hiệu cảnh báo, có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. “Với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, thì cần nhập viện điều trị và theo dõi để xử lý kịp thời”, bác sĩ Nguyễn Kim Thư lưu ý.
Thời tiết giao mùa như hiện nay cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng các bệnh về hô hấp. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ tới khám và nhập viện, trong đó có từ 30% đến 40% mắc các bệnh về hô hấp. Ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hiện nay, nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Khi sự biến đổi nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Bên cạnh đó, các vi rút gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền nhanh hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm và đường hô hấp là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến.
Giao mùa cũng là thời điểm bệnh nhân mắc các bệnh về tai mũi họng tăng lên, nhất là bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, hiện trung bình mỗi ngày, bệnh viện khám khoảng 1.000 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân mắc các bệnh viêm mũi, xoang chiếm khoảng 30%…
Tự trang bị kiến thức phòng bệnh
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện có một số bệnh có nguy cơ xâm nhập, bùng phát, nhất là dịch mới nổi và dịch bệnh giao mùa thu - đông. Do vậy, người dân không nên chủ quan với bất kỳ loại bệnh nào, kể cả bệnh cúm thường - căn bệnh rất dễ mắc trong giai đoạn chuyển mùa cũng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Để tránh lây nhiễm chéo, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, khám sàng lọc phân loại, tổ chức phân tuyến điều trị. Cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế, mỗi người dân cần tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu rõ các bệnh lý thường xảy ra ở thời điểm này để chủ động phòng ngừa...
Đặc biệt đối với trẻ - đối tượng dễ lây nhiễm bệnh, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, điều quan trọng đầu tiên để phòng bệnh là các bậc phụ huynh phải tiêm chủng cho trẻ đầy đủ. Tiếp đến, phải giữ vệ sinh cho trẻ, tắm rửa bằng nước ấm thường xuyên để loại trừ các tác nhân gây dị ứng hoặc nguồn bệnh do cầm nắm đồ chơi bẩn hay tiếp xúc với các nguồn lây bệnh khác. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt với mọi loại bệnh tật. Còn khi trẻ mắc cảm, cúm, viêm đường hô hấp, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn và tự ý đổi loại kháng sinh hoặc tăng liều sử dụng. Những sai lầm này, có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và sẽ rất khó khăn để điều trị các nhiễm trùng cho trẻ lần sau.
Bệnh chồng thêm... bệnh
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, những ngày qua, Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Thanh Nhàn) đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nếu như vào thời điểm tháng 7 và tháng 8-2019, bệnh viện chỉ tiếp nhận rải rác bệnh nhân sốt xuất huyết, thì đến cuối tháng 9 và trong tháng 10, số lượng bệnh nhân tăng gấp đôi, có lúc lên đến 10-15 ca/ngày. Hiện tại, khoa đang điều trị cho khoảng 25 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Lý giải nguyên nhân, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào giải thích, hiện là thời điểm giao mùa, đêm và sáng sớm se lạnh, nhưng ban ngày vẫn nắng ấm, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và gây bệnh.
Cùng với sốt xuất huyết, số bệnh nhân nhập viện do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng gia tăng. Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 20 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào lưu ý, thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành rất rộng, nên những người có sẵn bệnh nền cần đề phòng nguy cơ bệnh chồng thêm bệnh. "Có những trường hợp người cao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nên khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết, như: Sốt cao, đau nhức người, buồn nôn…, lại nghĩ do bệnh cũ tái phát, chủ quan không đi khám. Đến khi bệnh nhân xuất hiện những cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (xuất huyết dưới da, mẩn đỏ toàn thân, chảy máu mũi, chảy máu chân răng), thì mới đến bệnh viện kiểm tra", bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào nói.
Tương tự, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, từ đầu tháng 10-2019 đến nay, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đã gia tăng. Theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Vi rút - Ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Thậm chí, có gia đình cả 5 người cùng mắc sốt xuất huyết. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, số ca mắc sốt xuất huyết tuy chưa bằng năm 2017, song cũng là điều đáng báo động. Các bệnh nhân nhập viện có nhiều mức độ khác nhau, như không có dấu hiệu cảnh báo, có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. “Với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, thì cần nhập viện điều trị và theo dõi để xử lý kịp thời”, bác sĩ Nguyễn Kim Thư lưu ý.
Thời tiết giao mùa như hiện nay cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng các bệnh về hô hấp. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ tới khám và nhập viện, trong đó có từ 30% đến 40% mắc các bệnh về hô hấp. Ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hiện nay, nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Khi sự biến đổi nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Bên cạnh đó, các vi rút gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền nhanh hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm và đường hô hấp là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến.
Giao mùa cũng là thời điểm bệnh nhân mắc các bệnh về tai mũi họng tăng lên, nhất là bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, hiện trung bình mỗi ngày, bệnh viện khám khoảng 1.000 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân mắc các bệnh viêm mũi, xoang chiếm khoảng 30%…
Tự trang bị kiến thức phòng bệnh
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện có một số bệnh có nguy cơ xâm nhập, bùng phát, nhất là dịch mới nổi và dịch bệnh giao mùa thu - đông. Do vậy, người dân không nên chủ quan với bất kỳ loại bệnh nào, kể cả bệnh cúm thường - căn bệnh rất dễ mắc trong giai đoạn chuyển mùa cũng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Để tránh lây nhiễm chéo, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, khám sàng lọc phân loại, tổ chức phân tuyến điều trị. Cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế, mỗi người dân cần tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu rõ các bệnh lý thường xảy ra ở thời điểm này để chủ động phòng ngừa...
Với bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn khuyến cáo, việc phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Đối với phụ nữ có thai, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính bị sốt xuất huyết cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi, điều trị. Còn với những trường hợp sốt xuất huyết trên những người khỏe mạnh, có thể theo dõi bệnh tại nhà, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và uống bù nước đầy đủ. Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên dùng thuốc paracetamol để hạ sốt với liều từ 10mg đến 15mg/kg cân nặng và không quá 60mg/kg cân nặng trong một ngày.
Đặc biệt đối với trẻ - đối tượng dễ lây nhiễm bệnh, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, điều quan trọng đầu tiên để phòng bệnh là các bậc phụ huynh phải tiêm chủng cho trẻ đầy đủ. Tiếp đến, phải giữ vệ sinh cho trẻ, tắm rửa bằng nước ấm thường xuyên để loại trừ các tác nhân gây dị ứng hoặc nguồn bệnh do cầm nắm đồ chơi bẩn hay tiếp xúc với các nguồn lây bệnh khác. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt với mọi loại bệnh tật. Còn khi trẻ mắc cảm, cúm, viêm đường hô hấp, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn và tự ý đổi loại kháng sinh hoặc tăng liều sử dụng. Những sai lầm này, có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và sẽ rất khó khăn để điều trị các nhiễm trùng cho trẻ lần sau.
Thu Trang/ HNMO
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/thoi-tiet-giao-mua-thu-dong-nguy-co-bung-phat-lay-lan-dich-benh-a2476.html