Đó là, cần thiết phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn, lũ lụt, bảo đảm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật, tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Sau mưa bão dễ xảy ra nhiều bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Ngành y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão, như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…
Để phòng tránh các dịch bệnh nguy hiểm sau mùa mưa bão, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật; sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm.
T. Hương/ HNMO
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/cach-phong-benh-sau-mua-bao-a2273.html