Trước hết, cần hiểu rõ điều kiện thời tiết này có ảnh hưởng ra sao đến mặt đường. Khi mưa rơi xuống, bụi bẩn, dầu và các loại chất khác sẽ nổi lên trên đường gây trơn trượt, đặc biệt trong khoảng thời gian 1 tiếng khi mưa bắt đầu; đồng thời, các vạch kẻ, nắp cống, tấm thép trên đường cũng có tác động tương tự.
Ngoài ra, nước mưa sẽ tạo thành một lớp vỏ bọc giữa mặt đường và lốp làm giảm độ bám của xe máy; điều này khiến mọi hành động bất ngờ khi lái xe đều có thể trở thành nguyên nhân gây mất lái. Chưa kể, tại Việt Nam, trời mưa to trong thời gian dài có khả năng gây ngập úng gây ra nhiều điều kiện khó khăn hơn cho
Điều khiển xe ổn định
Người lái xe máy cần đi ở tốc độ ổn định, không quá nhanh và giữ xe thăng bằng, điều này giúp xe không bị "lạng" khi đi trên đường ướt giúp dễ kiểm soát tốc độ hơn. Ngoài ra, người lái cũng không nên nghiêng xe quá nhiều vì sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường dễ gây tình trạng "xe một nơi, người một nơi".
Hạn chế phanh gấp
Hạn chế phanh gấp khi đi xe máy trong trời mưa. Ảnh: Bennetts
Trong trời mưa, mặt đường và lốp xe rất trơn, khi phanh gấp có thể gây tình trạng bó cứng khiến bánh xe trượt và khó kiểm soát được tay lái. Do đó, cùng với việc đi chậm, người điều khiển xe máy cần hạn chế đạp phanh quá mạnh, chỉ nên thực hiện khi quá cấp bách.
Chú ý quan sát mặt đường
Mưa sẽ tạo ra nhiều vũng nước trên mặt đường làm che khuất đi một số vật thể quen thuộc, khiến người lái có thể "vướng" vào và gặp họa; điển hình như: nắp cống, tấm thép che đường, ổ gà,...Chúng hoàn toàn có thể gây tai nạn nguy hiểm dù trong thời tiết bình thường những vật này ít khi đe dọa đến các phương tiện đi đường.
Cẩn thận khi qua giao lộ
Thời tiết mưa bão sẽ khiến nhiều người sẵn sàng vượt đèn đỏ và các phương tiện khó dừng lại hơn. Do đó, lái xe nên chú ý quan sát các hướng khi qua giao lộ dù làn đường của mình có đèn xanh.
Không cố đi qua chỗ nước ngập sâu
Không nên liều đi qua chỗ ngập sâu. Ảnh: Wheelstreet
Với những vũng nước ngập, xe máy vẫn có thể đi qua với tốc độ vừa phải nhưng cần dứt khoát. Tuy nhiên, có những nơi nước ngập quá sâu qua cả ống xả, người lái không nên cố gắng "đâm đại" vì có thể xe sẽ bị hỏng ở các bộ phận như: lọc gió, xi-lanh, tay biên,...
Bảo dưỡng xe thường xuyên
Điều này đương nhiên cần phải thực hiện sẽ giúp bảo vệ xe máy và cả người ngồi trên xe trong mọi trường hợp. Ví dụ như việc thay lốp bị mòn sẽ giúp xe không bị trơn trượt khi đi trên đường mưa; hay sau khi đi qua đoạn bị ngập, người lái nên thay lọc gió để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Kỳ Huệ/ TPO