Sự thay đổi mang tính chiến lược, đột phá
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, nêu Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Theo ông Tiền, đây là sự thay đổi mang tính chiến lược, đột phá, với tầm nhìn bao trùm, nhận định đúng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Đồng thời, xóa bỏ triệt để nhận thức, quan điểm, thái độ, định kiến về kinh tế tư nhân.
“Chúng tôi khẳng định đây là cuộc cách mạng toàn diện về việc giải phóng lực lượng sản xuất. Tôi cảm nhận Nghị quyết 68 giống như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”..., ông Tiền nói.
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco. Ảnh: VGP
Quan tâm đến vấn đề thực thi Nghị quyết, ông Tiền kiến nghị nên để một bộ phận, một tổ chức, cơ quan độc lập thực hiện giám sát, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số tuân thủ, chỉ số chấp hành thực thi hiệu quả của các bộ, ngành địa phương.
Đây cũng là kênh tiếp nhận những vấn đề phản ánh của doanh nghiệp, người dân, để những vướng mắc, khó khăn và không thực thi Nghị quyết 68 được phản ánh lên Tổng Bí thư và Thủ tướng. Ông kiến nghị nên giao cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện việc này.
Để tổ chức thực hiện hiệu quả, ông Tiền kiến nghị nên để một bộ phận, một tổ chức, cơ quan độc lập thực hiện giám sát, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số tuân thủ, chỉ số chấp hành thực thi hiệu quả của các bộ, ngành địa phương.
Đây cũng là kênh tiếp nhận những vấn đề phản ánh của doanh nghiệp, người dân, để những vướng mắc, khó khăn và không thực thi Nghị quyết 68 được phản ánh lên Tổng Bí thư và Thủ tướng. Ông Tiền kiến nghị nên giao cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện việc này.
Về nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, cũng như Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch triển khai của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội, đều đã có phân công công việc rất cụ thể cho các cơ quan trong tổ chức thực hiện.
Quá trình thực hiện thì tiếp tục rà soát, tổng kết việc tổ chức thực hiện các nghị quyết trước đây, những gì tốt thì tiếp tục phát huy, những gì chưa tốt thì các nghị quyết lần này cũng đã có đề cập.
Thủ tướng nêu rõ, trước đây mọi việc đều phải đấu thầu, nay một nội dung quan trọng của Nghị quyết 68 là giao việc, đặt hàng cho doanh nghiệp. Do đó, Thủ tướng mong các doanh nghiệp đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải ra sản phẩm, kết quả cân đong đo đếm được và các cơ quan nhà nước cũng phải như vậy.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan, địa phương tiếp thu ý kiến, cảm nhận của doanh nhân để tổ chức thực hiện tốt hơn, quá trình thực hiện thì vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Xây dựng Cổng pháp lý số để giảm chi phí cho doanh nghiệp
Đại biểu doanh nghiệp thứ hai đặt câu hỏi với Thủ tướng là ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ông hỏi Chính phủ có lộ trình như thế nào để số hóa dữ liệu về các quy định trong hệ thống pháp luật, tiến độ giải quyết pháp lý, giúp doanh nhân tra cứu dễ dàng hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp trao đổi, giải đáp một số ý kiến, đề xuất của lãnh đạo, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân ngay tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Về nội dung này, Thủ tướng cho biết đã giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng Cổng pháp lý số để các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp cận các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thuận lợi hơn, đồng thời doanh nhân, doanh nghiệp có thể đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; các doanh nghiệp, doanh nhân giảm thời gian, giảm chi phí, "đỡ phải đi hỏi, phải đến làm việc với các cơ quan" khi các công việc được xử lý qua Cổng pháp lý số này.
Đề xuất mở các khu công nghiệp đầy đủ hạ tầng cho các DN nhỏ thuê từ 1.000-5.000m2
Ông Vương Quốc Toàn, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng, chuyên phát triển nhà ở xã hội trên toàn quốc, bày tỏ vui mừng khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và có chỉ đạo rất quyết liệt về phát triển kinh tế tư nhân.
Điều ông quan tâm là hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận đất đai và vốn. Hiện có rất nhiều khu công nghiệp, nhưng các khu công nghiệp này chỉ cho thuê đất từ 1ha lên.
“1 ha như vậy muốn thuê cũng phải mất khoảng 30 tỷ, doanh nghiệp vừa và nhỏ lấy đâu ra tiền”, ông Toàn nói và kiến nghị Trung ương chỉ đạo các địa phương mở các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh thuê từ 2.000 đến 5.000m2 trở lại.
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng cho biết Nghị quyết 68 đã nói rõ, dành tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng để cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê.
Đồng thời, đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn, trong đó ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại dành cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc tỷ lệ điều tiết ngân sách trung ương và địa phương
Chiều 17-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Luật sửa 7 luật).
Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?
VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.
Không đăng ký tạm trú, có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68?
Tôi là lao động tự do ở TP.HCM bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng không có sổ tạm trú. Xin hỏi, tôi có nhận được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ không?
theo Thanhnienviet
Mua bán nhà đất tại Ba Đình, TP. Hà Nội
Bạn muốn tin đăng của bạn hiển thị ở đây ? Thêm tài sản của bạn vào đây >>
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/doanh-nghiep-co-nghi-quyet-68-nhu-nang-han-gap-con-mua-rao-a138229.html