Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Trước thông tin trên, nhiều người lao động có thu nhập thấp lo lắng giá nhà trọ sẽ tăng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người thuê sẽ không thể kham nổi chi phí sinh hoạt tại thành phố cũng như để dành tiền cho con cái ăn học.

Chỉ cần đủ chỗ ngả lưng mỗi đêm là được

Những ngày cuối tháng 3, cái nắng oi bức phả vào những dãy trọ lụp xụp lợp mái tôn ở khu vực quận 7, Bình Tân và huyện nhà Bè nơi có hàng ngàn công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thuê ở.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?- Ảnh 1.

Những dãy trọ giá rẻ luôn treo bảng thuê trọ dành cho các đối tượng thu nhập thấp làm việc gần các khu công nghiệp hoặc vùng ven thành phố

Họ lựa chọn những căn trọ “hộp diêm” với diện tích khiêm tốn từ 10 - 12m2, có nơi thêm gác lửng là nơi sinh sống của 4 người trong một gia đình. Đa số nhà cửa được quây kín bởi những tấm tôn, căn phòng có giá từ 1,6 triệu – 2 triệu/ tháng và chỉ cần sắp xếp đủ có vừa mỗi người có 1 người ngã lưng mỗi đêm là đủ.

Tại khu vực phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân được xem là nơi tập trung có nhiều nhà trọ nhất TP.HCM, nhiều công nhân chọn các căn phòng diện tích tối thiểu dưới 12 mét vuông và mỗi phòng đa số đều 3 người ở, là các cặp vợ chồng cùng một người con.

Ông Kiều Ngọc Sơn cho biết, khu ông sống là nơi tập trung nhiều nhà trọ cho lao động thu nhập thấp, căn trọ chỉ là nơi tá túc tạm bợ để họ có nơi đi làm về ngã lưng mỗi đêm thay vì xem đây là không gian sống. Trước thông tin quy định nhà trọ phải đảm bảo diện tích tối thiểu 4m2/ người, ông Sơn cho rằng sẽ thêm gánh nặng cho công nhân thuê trọ.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?- Ảnh 2.

Những dãy trọ được chèn chống bằng tôn, thấp chật và nóng bức, có diện tích nhỏ không đủ tiêu chuẩn và không đảm bảo PCCC

“Nói chung ở đây toàn công nhân có thu nhập thấp, trung bình mà làm phòng rộng quá thì giá phòng trọ sẽ tăng cao, nó không phù hợp với kinh tế thu nhập của người ta. Nói chung họ cũng sắp xếp diện tích vừa đủ sống thôi, sinh hoạt ăn ngủ đến giờ đi làm chứ rộng quá tiền sẽ lớn thì kinh phí đâu mà trang trải. Lương công nhân ở đây thì cũng hiểu rồi".

Tương tự, ông Đặng Văn Hương là một chủ dãy nhà trọ ở Q.7, TP.HCM với chủ trương nhà nước không chỉ khó cho công nhân thuê mà còn khó cho các chủ trọ như ông. Mặc dù ông đã xây dựng những căn phòng có gác lửng, diện tích sàn trung bình mỗi phòng 18m2 và hạn chế tối đa chỉ 4 người thuê, song nếu tăng diện tích nữa thì buộc phải tăng tiền thuê thì người thuê không kham nổi.

Ông Hương chia sẻ: “Hiện tại các phòng trọ ở đây hầu như quỹ đất rất hạn hẹp mà phòng đã xây từ trước từ lâu. Tôi xây coi như 13m2 nhưng diện tích sàn xây dựng 18m2 vì có gác lửng,  cho tối đa 4 người ở. Cái giá ở đây để công nhân người ta sẽ sống được thỏa mái một chút, ở đây chỉ 1,6 triệu chứ tăng lên 2 triệu thì công nhân cũng rất khó khăn. Chủ trương như vậy là tốt để bảo bảo sức khỏe, chỗ ở cho người lao động”.

Chị Hoàng Thị Nga cùng chồng và 2 con thuê trọ tại quận 7, TP.HCM, căn phòng khoảng 16m2 với giá tầm 2,5-3 triệu đồng/ tháng. Theo chị nếu tăng diện tích theo tiêu chuẩn 4m2/ người thì giá phòng sẽ tăng lên tầm 5-6 triệu đồng/ tháng người lao động như chị gặp khó khăn.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?- Ảnh 3.

Các phòng trọ có diện tích nhỏ khoảng 3x4 m2 cộng thêm gác lửng là nơi tá túc tạm bợ của các gia đình công nhân có thêm 1-2 người con

“Thật sự là đi làm tối tăng ca tới 9-10 giờ đêm mới về phòng, tối chỉ cần chỗ ngủ còn ban ngày nắng nóng không chịu nổi nên đi ra ngoài. Tự nhiên một thán

Vì địa bàn không có nhà trọ cao tầng, chung cư mini, quỹ đất còn lớn nên có thể cải tạo các phương án thoát nạn cho cơ sở. Vì vậy, việc vận động các chủ nhà trọ tuân thủ theo chủ trương thì đều nhận được sự hợp tác.

Trung tá Nguyễn Phương Nam, tổ trưởng tổ địa bàn cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè chia sẻ: “Ở đây Nhà Bè chủ yếu là khó khăn về kinh tế vì  đời sống nhân dân ở Nhà Bè là còn thấp. Tuy nhiên được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, rồi hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã, thị đến nay chúng tôi cũng đã hoàn thành theo chủ trương, nói chung có khó khăn nhưng không nhiều khó khăn lắm”.

Những năm gần đây, sau đại dịch Covid-19 gần như việc mưu sinh tại những đô thị như TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn với tầng lớp lao động thấp. Đồng lương ít ỏi, song không thể nào ngụ cư trong những căn phòng “hộp diêm” ọp ẹp mãi.

Hy vọng trước một chủ trương đúng đắn, người dân cũng cần gác lại những nỗi lo tạm bợ về kinh tế để chọn cho mình một không gian sống tốt và an toàn hơn.

g 2,5 triệu giờ tăng m2 lên hàng tháng 5-6 triệu mình phải tra thêm một mớ tiền. Bây giờ ai không muốn phòng bình quân 4m2, song tài chính không đủ khi thêm 2-3 đứa con đi học nữa, không ai muốn ở nhà chật cả nhưng tiền không cho phép”.

Chủ trương đúng nhưng nỗi lo tiền bạc vẫn còn đó

Vào ngày 24/6/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 19/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, theo đó yêu cầu sau ngày 30/3/2025, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ không hoàn thành thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động.

Hiện, TP.HCM có hơn 4.400 nhà trọ vẫn chưa đạt về tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 4m2/ người, được cơ quan chức năng rà soát tìm phương án tháo gỡ hoặc đình chỉ đối với các cơ sở này.

Theo khảo sát một số quận huyện vẫn đang khó khăn khi thời hạn 30/3 đang tới gần, riêng địa bàn huyện Nhà Bè cũng là nơi được xem có nhiều nhà trọ có diện tích dưới chuẩn đã hoàn thành các phương án theo quy định của chỉ thị 19.

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/nguoi-lao-dong-noi-gi-truoc-quy-dinh-o-tro-toi-thieu-4m2-nguoi-a133080.html