Thời đại công nghệ bùng nổ một mặt mang lại nhiều tiện ích cho mọi người, một mặt cũng có thể bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, trong đó dễ dàng nhất là việc thực hiện các cuộc gọi lừa đảo công nghệ cao.
1. Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi lừa đảo
Lừa đảo thường tạo cảm giác khẩn cấp và yêu cầu người nghe phải thực hiện hành động ngay lập tức, chẳng hạn như cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.
Những kẻ lừa đảo thường yêu cầu thông tin cá nhân. Thủ đoạn là các cuộc gọi thường là số lạ, hỏi về thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, hay mã OTP.
Kẻ xấu khi gọi điện lừa đảo cũng thường đưa ra những lợi ích hấp dẫn với bị hại. Do đó, nếu người gọi đưa ra những đề nghị nghe có vẻ quá tốt thì người nghe cũng nên đề phòng đó khả năng đó là một cú lừa.
Dấu hiệu dễ nhấn để nhận dạng các cuộc gọi lừa đảo là số điện thoại gọi đến không rõ nguồn gốc, đặc biệt là từ mã vùng quốc tế bạn không biết. Do đó, với những loại số điện thoại có đầu số lạ, hãy đề phòng vì khả năng rất cao đó là cuộc gọi lừa đảo.
Hiện nay, một số cuộc gọi lửa đào, kẻ xấu thường đóng giả giọng điệu, thậm chí là sử dụng công nghệ AI để giả danh những người làm tại các cơ quan pháp luật để đe doạ, hăm doạ kiện cáo gây áp lực lên tâm lý các bị hại.
2. Cảnh giác với các cuộc gọi có đầu số lạ
Theo cảnh báo của các nhà mạng, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, 2 số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)...
Các cuộc gọi này được nháy máy từ thuê bao nước ngoài tới các số điện thoại di động trong nước nhằm mục đích lừa đảo gọi người sử dụng gọi lại và phát sinh cước viễn thông.
Thời điểm phát sinh các cuộc gọi thường là buổi tối hoặc buổi đêm. Nếu người nghe gọi lại thì sẽ bị trừ phí rất cao.
Do đó, nên cân nhắc khi gọi lại các cuộc điện thoại có đầu số quốc tế nếu không phải từ người quen biết.
3. Cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng
Trên thực tế, đã rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại.
Thủ đoạn lừa đảo của chúng thường là: Thông báo thông tin giả về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp số OTP khách hàng hay bất kỳ lý do nào khác yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.
Ngoài ra, các đổi tượng lừa đảo còn có thể giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ.
Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc điện thoại không rõ người gọi.
4. Biện pháp phòng tránh và xử lý
Không cung cấp thông tin cá nhân, hay bất kỳ thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, mã OTP qua điện thoại.
Hãy yêu cầu thêm thông tin để xác minh danh tính của người gọi trước khi cung cấp thông tin cá nhân trong trường hợp thật sự cần thiết.
Sử dụng các ứng dụng chặn cuộc gọi, các ứng dụng này có thể giúp xác định và chặn các cuộc gọi spam hoặc lừa đảo.
Ghi lại số điện thoại và nội dung cuộc gọi, sau đó báo cáo cho cơ quan chức năng. Nếu nghi ngờ, gọi lại đơn vị chính thức để xác minh thông tin mà người gọi đưa ra.
Cẩn thận với các cuộc gọi quốc tế lạ, đề phòng các cuộc gọi từ mã quốc gia lạ, và không thực hiện lại cuộc gọi nếu không cần thiết.
Hãy luôn luôn giữ tinh thần cảnh giác. Hãy hỏi lý do của cuộc gọi và lấy thêm thông tin liên hệ của người gọi. Nếu nhận được một yêu cầu bất thường qua tin nhắn sau cuộc gọi, hãy đọc kỹ để phát hiện lỗ hổng.
Cuối cùng, hãy chia sẻ kinh nghiệm cá nhân nếu gặp phải tình huống lừa đảo để tăng thêm hiểu biết cho cộng đồng. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức để tự bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi các cuộc gọi lừa đảo ngày càng tinh vi.
Minh Đức (T/h)
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/cach-nhan-biet-cuoc-goi-lua-dao-qua-dien-thoai-nen-biet-de-tranh-bi-sap-bay-a128573.html