Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa

Israel tăng cường sản xuất tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Arrow-3 trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng tăng từ các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng Israel đã công bố việc mở rộng chương trình mua sắm tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Arrow-3 thông qua hợp đồng trị giá hàng tỷ Shekel với tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI).

Thỏa thuận này nhằm mục đích bổ sung và mở rộng kho dự trữ tên lửa hiện có dùng cho các hệ thống Arrow-3 – "lá chắn bầu trời" tiên tiến nhất chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa.

Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 1.

Theo nhà sản xuất IAI, hệ thống đánh chặn Arrow-3 là một phần của Hệ thống vũ khí Arrow (AWS), hệ thống phòng thủ ATBM (tên lửa đạn đạo chống chiến thuật) độc lập, hoạt động đầu tiên trên thế giới. Ảnh: IAI

Lễ ký kết được tiến hành tại trụ sở Bộ Quốc phòng Israel ở Tel Aviv, với sự tham gia của các quan chức cấp cao. Giá trị cụ thể của hợp đồng và số lượng tên lửa đánh chặn sẽ được chuyển giao vẫn chưa được tiết lộ, với lý do lo ngại về an ninh. Tuy nhiên, mỗi tên lửa Arrow-3 ước tính có giá khoảng 4 triệu USD (14,7 triệu Shekel Israel).

"Israel có năng lực phòng không tốt nhất thế giới", trang Times of Israel dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz cho biết hôm 24/12, nhấn mạnh rằng Arrow "không chỉ là lớp phòng thủ quan trọng chống lại các mối đe dọa tên lửa mà còn là biểu tượng cho khả năng đột phá của ngành công nghiệp Israel".

Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 2.

Thử nghiệm đánh chặn mục tiêu trong không gian với hệ thống phòng thủ Arrow-3. Ảnh: C4ISRNET

Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 3.

Cách hệ thống phòng thủ Arrow-3 đánh chặn mục tiêu. Ảnh: IAI

Động thái tăng cường sản xuất tên lửa của Israel diễn ra trong bối cảnh các mối đe dọa tên lửa thù địch gia tăng, đặc biệt là từ các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo do phong trào Houthi ở Yemen thực hiện.

Các sự kiện gần đây, chẳng hạn như các vụ phóng tên lửa nhắm vào thành phố cảng Eilat bên Biển Đỏ, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Arrow-3 trong việc che chắn cho cơ sở hạ tầng của quốc gia Do Thái.

Chương trình Arrow, do đơn vị chuyên về hệ thống tên lửa và không gian của IAI khởi xướng vào năm 1986, đi vào hoạt động năm 2000. Chương trình bao gồm 2 loại tên lửa đánh chặn chính: Arrow-2 và Arrow-3.

Hệ thống phòng không Arrow-3 là một phần trong hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel, bên cạnh hệ thống Iron Dome và David’s Sling. Đây là lớp ngoài cùng của hệ thống đa tầng này, được thiết kế đặc biệt để đánh chặn tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bên ngoài khí quyển của Trái đất.

Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 4.

Arrow-3 là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel. Đồ họa: FT

Tên lửa Arrow-3 có động cơ hai tầng, một đầu dò gimbal cung cấp phạm vi phủ sóng bán cầu và điều hướng lực đẩy để cơ động. Nó hoạt động với phạm vi tối đa được báo cáo là 2.400 km và có thể tấn công các mối đe dọa ở độ cao vượt quá 100 km.

Sử dụng công nghệ "hit to kill" (va chạm để tiêu diệt), hệ thống có thể đánh chặn nhiều tên lửa đạn đạo của đối phương trong vòng 30 giây. Tên lửa Arrow-3 được phóng từ các hầm ngầm kiên cố, có khả năng triển khai vào không gian và chống vệ tinh.

Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 5.
Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 6.
Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 7.
Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 8.
Arrow-3: “Lá chắn bầu trời” chuyên đánh chặn các mối đe dọa tầm xa- Ảnh 9.

Hệ thống phòng thủ Arrow-3 đánh chặn mục tiêu tầm xa. Ảnh: IAI

Kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2017, hệ thống phòng không Arrow-3 đã được sử dụng trong nhiều tình huống. Lần đầu tiên thực sự "vào việc" của hệ thống là vào ngày 9/11/2023, khi nó đánh chặn một tên lửa do Houthi phóng tới gần Eilat.

Trong cuộc xung đột với Iran năm 2024 và cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, hệ thống phòng không này đã giúp các lực lượng Israel đánh chặn nhiều tên lửa của Houthi, bao gồm cả những tên lửa được phóng vào ngày 14/9 và ngày 28/9/2024.

Thiết kế của hệ thống cho phép nó xử lý các loạt hỏa lực gồm hơn 5 tên lửa trong một khoảng thời gian giao tranh ngắn. Theo đó, Arrow-3 đã giúp Israel ngăn chặn phần lớn tên lửa và máy bay không người lái (UAV/drone) do Iran phóng tới hồi tháng 4 và tháng 10/2024.

Chương trình Arrow được tài trợ chung bởi Israel và Mỹ. Đức sẽ mua hệ thống này trong khuôn khổ Sáng kiến Sky Shield của châu Âu, thông qua một hợp đồng mua sắm trị giá 3,5 tỷ USD được Quốc hội Đức (Bundestag) phê duyệt vào tháng 6/2023 và Mỹ phê duyệt vào tháng 8/2023.

Theo lịch trình giao hàng dự kiến, hệ thống mà Đức mua có khả năng đi vào hoạt động vào năm 2025.

Minh Đức (Theo Army Recognition, Times of Israel)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Tham khảo thêm

Hệ thống phòng không Barak MX: “Lá chắn bầu trời” tiên tiến nhấtHệ thống phòng không Barak MX: “Lá chắn bầu trời” tiên tiến nhất
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Israel cấp tốc mua hệ thống phòng không “thay đổi cuộc chơi” Iron BeamIsrael cấp tốc mua hệ thống phòng không “thay đổi cuộc chơi” Iron Beam

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/arrow-3-la-chan-bau-troi-chuyen-danh-chan-cac-moi-de-doa-tam-xa-a125630.html