Số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước gia tăng

(Chinhphu.vn) – Tính đến cuối tháng 11/2024, cả nước ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tăng 7, số mắc tăng 2.677 người, số tử vong giảm 7 người.

Số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước gia tăng- Ảnh 1.

Kiểm tra bếp ăn tập thể tại Hà Nội

Theo Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (từ 30 người mắc trở lên) ghi nhận 29 vụ, khiến 4.049 người mắc và 2 người tử vong. Số vụ ngộ độc nhỏ, vừa (dưới 30 người mắc/vụ) ghi nhận 102 vụ, khiến 747 người mắc và 19 người tử vong.

Trong số 131 vụ ngộ độc thực phẩm có 43 vụ liên quan đến độc tố tự nhiên, chủ yếu do ngộ độc cóc, nấm rừng, so biển, cá nóc, cua lạ; 6 vụ liên quan đến hóa chất; 45 vụ liên quan đến vi sinh vật và 37 vụ chưa xác định nguyên nhân.

Trong năm qua, Bộ Y tế cũng ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể đông người tại các công ty (tại tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Đồng Nai); bếp ăn trường học và căng tin, các cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh khu vực trường học (tỉnh Khánh Hòa, TPHCM), các vụ ngộ độc do thức ăn đường phố (ghi nhận ở tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Sóc Trăng).

Trước tình hình ngộ độc thực phẩm có diễn biến phức tạp, đặc biệt tại bếp ăn tập thể của các công ty, doanh nghiệp, trường học và thức ăn đường phố, Bộ Y tế cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đã xử phạt hợn 33,5 tỷ đồng

Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc
 23/12/2024 16:57
Xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc tại Trung tâm Hội nghị ở Long Biên, Hà NộiĐiều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Nghệ AnNhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồngGiảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốcVụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Thực phẩm nhiễm vi khuẩn SalmonellaKhuyến khích người dân tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩmKhuyến khích người dân tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩm
 29/11/2024 15:49

Tính đến 30/11/2024, toàn ngành y tế (tại Trung ương và địa phương) đã kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,22% so với số cơ sở được kiểm tra; đã xử lý 9.043 cơ sở (chiếm 41% số cơ sở vi phạm, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023), trong đó phạt tiền 6.658 cơ sở với số tiền phạt: 33.534.861.080 đồng. Số cơ sở phạt tiền tăng 2,9 lần so với năm 2023, số tiền phạt tăng 1,69 lần số tiền phạt năm 2023.

Cũng theo Bộ Y tế, báo cáo giám sát của 40 cơ quan quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố, tổng số mẫu giám sát là 18.082 mẫu, không đạt 526 mẫu (2,9%). Theo số liệu báo cáo giám sát của 6 viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, tổng số mẫu giám sát là 387 mẫu, trong đó số mẫu không đạt là 13 mẫu (chiếm tỷ lệ 3,3%).

Trong năm 2024, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ định 16 cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước. Lũy tích tổng số cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được chỉ định là 40 cơ sở (còn hiệu lực).

Liên quan đến danh mục hàng hóa thực phẩm phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, Bộ Y tế cho biết từ năm 2021 đến nay, Bộ đã ban hành 2 Thông tư và cắt giảm trên 50% số dòng hàng phải kiểm tra nhà nước trước thông quan, góp phần thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cắt giảm tối đa các chi phí liên quan của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.

HM


Link nội dung: https://saigonmoi24.com/so-vu-ngo-doc-thuc-pham-tren-ca-nuoc-gia-tang-a125034.html