Điều tra vụ vỡ nợ “tín dụng đen” lên đến hàng trăm tỷ đồng ở Nghệ An

Rất đông người dân đã gửi tiền để hưởng lãi suất cao với quy mô lên đến hàng trăm tỷ. Bất ngờ, những người cầm đầu “tín dụng đen” tuyên bố vỡ nợ khiến mọi người rơi vào cảnh mất tiền.

Làng quê chấn động do vỡ nợ "tín dụng đen"

Tối 18/10, hàng trăm người dân tập trung trước căn nhà của bà Trần Thị Hoan (57 tuổi) xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh

Rất đông người dân kéo đến nhà bà Hoan để đòi tiền nhưng không được. Ảnh Quỳnh Lưu.

Theo người dân, đường dây huy động vốn này do một nhóm người có họ hàng với nhau tại xã Quỳnh Long cầm đầu. Ban đầu, nhóm người này trả tiền lãi suất rất lớn, cao hơn ngân hàng, nên dần dần người dân bắt đầu tin tưởng gửi tiền.

Thống kê chưa đầy đủ, số tiền huy động của người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bởi ngoài những người khá giả thì có rất đông những hộ dân khó khăn cũng tin tưởng tham gia gửi tiền.

Điều tra vụ vỡ nợ “tín dụng đen” lên đến hàng trăm tỷ đồng ở Nghệ An- Ảnh 2.

Vụ việc gây chấn động làng quê, rất đông người đến theo dõi. Ảnh Quỳnh Lưu.

Đơn cử như bà Bùi Thị Nhọn (74 tuổi, xã Quỳnh Long). Chồng mất cách đây không lâu, bà Nhọn phải một mình nuôi cậu con trai mắc bệnh tâm thần. Ít năm trước, bà Nhọn phải bán mảnh đất để trả nợ.

Sau khi trang trải xong, còn dư 150 triệu đồng, cũng như những hàng xóm khác, bà mang hết tiền để gửi cho bà Trần Thị Hoan nhằm lấy lãi suất, lo cho cuộc sống của 2 mẹ con hàng tháng.

"Cứ mỗi tháng, tôi nhận tiền lãi được 2,1 triệu đồng để mua gạo, mua thức ăn cho 2 mẹ con. Giờ hết tuổi lao động rồi, cũng không có trợ cấp gì nên chỉ trông chờ vào khoản tiền ấy", bà Nhọn kể.

Khi đường dây tuyên bố vỡ nợ, bà cũng tới nhà khóc lóc, chỉ xin bà Hoan thương tình là hàng xóm lâu đời, viết giấy cam kết khi nào sẽ trả lại tiền, nhưng cũng bị từ chối.

Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Ông Trần Văn Dũng (56 tuổi, trú xã Quỳnh Long) là một trong những nạn nhân tố cáo, đường dây "tín dụng đen" này có dấu hiệu liên kết với nhau để lừa đảo.

"Những đầu mối huy động vốn từ người dân đều là chị em ruột hoặc là anh em họ hàng với nhau cả. Trước khi tuyên bố vỡ nợ, họ ráo riết gọi điện rồi tìm đến nhiều nhà dân để huy động. Gửi bao nhiêu tiền họ cũng nhận", ông Dũng bức xúc nói.

Hà Nội: Bắt "bà trùm" tín dụng đen khu vực chợ Biên GiangĐồng Nai: Bắt trùm tín dụng đen chuyên nhắm vào công nhân lao động

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Văn Nguyện, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long xác nhận, thông tin đường dây "tín dụng đen" vỡ nợ đã gây chấn động cả xã. Chính quyền địa phương đã phải cắt cử lực lượng chức năng để đảm bảo an ninh trật tự, tránh xảy ra xô xát.

Theo Chủ tịch xã Quỳnh Long, qua nắm tình hình ban đầu thì ít nhất hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã gửi tiền vào đường dây tín dụng đen này, với số tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể, còn có nhiều nạn nhân khác ở khắp các xã khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

"Mấy ngày nay, chính quyền địa phương cũng rất vất vả trong việc đảm bảo an ninh trật tự khi người dân kéo đến nhà của những đầu mối trong đường dây tín dụng đen này", ông Nguyện nói.

Điều tra vụ vỡ nợ “tín dụng đen” lên đến hàng trăm tỷ đồng ở Nghệ An- Ảnh 3.

Chưa thể thống kê số người tham gia nhưng ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ảnh Quỳnh Lưu.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, lãnh đạo huyện cũng đã nắm được thông tin vỡ đường dây "tín dụng đen" liên quan trên địa bàn.

"Hiện nay, chúng tôi đã giao cho Công an huyện vào cuộc. Nếu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ khởi tố vụ án, xử lý nghiêm theo pháp luật", ông Thưởng nói.

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/dieu-tra-vu-vo-no-tin-dung-den-len-den-hang-tram-ty-dong-o-nghe-an-a118876.html