Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

(Chinhphu.vn) - Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội cùng với Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên "Hà Nội - Bản hùng ca phố".

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 1.

Sân khẩu tại Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: VGP/Minh Anh

Đến dự chương trình, về phía Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã của thành phố; các cựu chiến binh cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 2.

Các đại biểu dự chương trình. Ảnh: Viết Thành

Trong 90 phút với sự gắn kết giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping, xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, chương trình chính luận nghệ thuật "Hà Nội - Bản hùng ca phố" đã gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đang vươn mình phát triển trong thời đại mới.

Đồng thời, chương trình đã góp phần khẳng định Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 3.

Các dấu mốc lịch sử quan trọng, những hình ảnh biểu trưng của Hà Nội… đã được tái hiện siêu thực từ thính giác đến thị giác, đem lại trải nghiệm đặc biệt cho công chúng. Ảnh: VGP/Minh Anh

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" đưa khán giả qua 3 chương nghệ thuật: "Trận địa trong thành phố", "9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô", "Bài ca Hà Nội". Trong chương trình, khán giả đã được xem những phóng sự về mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô; những ngày cuối bám trụ Thủ đô; cuộc rút quân thần kỳ; chuyện đấu tranh trong lòng thành phố những năm kháng chiến; đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, những anh hùng của phố…

Thông qua những thước phim chân thực, các cuộc phỏng vấn với nhân chứng lịch sử, người xem có góc nhìn thực tế, khách quan về cuộc kháng chiến hào hùng, anh dũng của cả dân tộc.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 4.
Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 5.

Tái hiện Lễ Chào cờ lịch sử chiều 10/10/1954 - Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô giải phóng, đầy thiêng liêng, xúc động và tự hào. Ảnh: VGP/Minh Anh

Điểm nhấn đặc biệt trong chương trình là phần tái hiện Lễ Chào cờ lịch sử chiều 10/10/1954 - Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô giải phóng, đầy thiêng liêng, xúc động và tự hào.

Không chỉ mang đến những thước phim tài liệu quý giá, chương trình còn cống hiến cho khán giả nhiều tiết mục nghệ thuật hào hùng, lắng đọng và lãng mạn, tạo nên một "bản hùng ca phố" có chiều sâu cảm xúc, bề dày lịch sử của Thủ đô.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 6.

Những ca khúc đi cùng năm tháng, những bài hát nổi tiếng về Hà Nội gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của Thủ đô được dàn dựng mang màu sắc mới. Ảnh: VGP/Minh Anh

Trong đó, có nhiều ca khúc đi cùng năm tháng, nổi tiếng về Hà Nội, như "Nhớ về Hà Nội" (tác giả Hoàng Hiệp), "Người Hà Nội" (tác giả Nguyễn Đình Thi), "Sẽ về Thủ đô" (tác giả Huy Du), "Áo mùa đông" (tác giả Đỗ Nhuận), "Hướng về Hà Nội" (tác giả Hoàng Dương), "Tiến về Hà Nội" (tác giả Văn Cao), "Cảm xúc tháng mười" (thơ Tạ Hữu Yên, nhạc Nguyễn Thành), "Em bé Hà Nội" (tác giả Hoàng Vân), "Em ơi Hà Nội phố" (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang), "Hà Nội niềm tin và hy vọng" (tác giả Phan Nhân), "Hà Nội những công trình" (tác giả Quốc Trường), "Nồng nàn Hà Nội" (tác giả Nguyễn Đức Cường)… cùng những ca khúc đi cùng năm tháng, những bài hát nổi tiếng về Hà Nội gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của Thủ đô được dàn dựng mang màu sắc mới. "Hà Nội - Bản hùng ca phố" thực sự đã đem đến cho khán giả yêu Hà Nội nhiều cung bậc cảm xúc thiêng liêng, tự hào và sâu lắng.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 7.

Các tác phẩm trong chương trình được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ gắn bó với Hà Nội. Ảnh: VGP/Minh Anh

Các tác phẩm được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ gắn bó với Hà Nội: Nghệ sĩ nhân dân Tấn Minh, Nghệ sĩ ưu tú Đăng Dương, Nghệ sĩ ưu tú Vũ Thắng Lợi; các ca sĩ Hồng Nhung, Trọng Tấn, Tùng Dương, Phạm Thu Hà, Tạ Quang Thắng, Tố Loan, Trường Linh, Đông Hùng, Lê Anh Dũng; nhóm nhạc Oplus; nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền; Dàn nhạc Thăng Long, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh…

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 8.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí cựu chiến binh, người có công tại Chương trình. Ảnh: VGP/Minh Anh

Phông nền chính của chương trình là hình ảnh Hoàng thành Thăng Long, các dấu mốc lịch sử quan trọng, những hình ảnh biểu trưng của Hà Nội… đã được tái hiện siêu thực từ thính giác đến thị giác, đem lại trải nghiệm đặc biệt cho công chúng. Chương trình cũng cho công chúng được trở lại ký ức từ phố phường Hà Nội những năm tháng chiến đấu ác liệt, đến chiến khu rừng núi bạt ngàn, hay hình ảnh Thủ đô cờ hoa rực rỡ ngày ca khúc khải hoàn. Các tiết mục nghệ thuật thêm phần hoành tráng, đầy cảm xúc khi kết hợp với công nghệ trình chiếu hiện đại.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 9.

Chương trình thu hút hàng nghìn người xem. Ảnh: VGP/Minh Anh

Chương trình còn để lại ấn tượng với khán giả bởi công nghệ trình chiếu đầy sáng tạo. Bà Trần Thị Ngọc, đến từ Hà Đông cho biết: "Chương trình thực sự xúc động và đi vào lòng người. Hôm nay, từ 5h chiều, tôi đã cùng con gái là nhạc sĩ Giáng Son đến để mong được thưởng thức những thước phim từ chương trình.

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 10.

Bà Trần Thị Ngọc (áo đen) và bà Trần Thị Oanh (áo hoa) chia sẻ cảm xúc khi xem Chương trình. Ảnh: VGP/Minh Anh

Ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954, khi ấy tôi mới có 13 tuổi, ở nhà tận Phú Xuyên, cũng chưa biết gì nhiều, nhưng mà tinh thần ngày Giải phóng Thủ đô đã lan tỏa về tận quê nhà. Tôi thấy khí thế lúc ấy hừng hực, tất cả ai ai cũng đều rất vui, rất thích. 

Tự hào, lắng đọng 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'- Ảnh 11.

Bà Trần Thị Ngọc cảm động trước những hoạt cảnh nói về thời khắc ngày 10/10/1954. Ảnh: VGP/Minh Anh

Hà Nội luôn trân trọng giữ gìn di sản lịch sử phong phú
 10/10/2024 18:43
Đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại‘Hà Nội một thời để nhớ’- cuốn nhật ký bằng ảnh đen trắngThủ đô Hà Nội - 'Những dấu son còn mãi'Giữ gìn cốt cách ‘thanh lịch’ của con người và gia đình Thăng Long-Hà NộiGiữ gìn cốt cách ‘thanh lịch’ của con người và gia đình Thăng Long-Hà Nội
 10/10/2024 10:52

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tôi xem không sót một chương trình nào, thấy nhiều hoạt động kỷ niệm hoành tráng, công phu lắm, tôi như được sống lại cái thời xưa ấy. Tôi có kể lại cho các con, các cháu về tâm trạng mà tôi đã từng được trải qua".

Bà Trần Thị Oanh, 80 tuổi, có mặt trong hàng ghế khán giả xem chương trình nghệ thuật cho biết, hồi Giải phóng, bà mới 10 tuổi nhưng cũng tham gia múa hát, mặc quần áo giải phóng quân, biểu diễn văn nghệ tự biên tự diễn rất vui. Giờ có mặt ở chương trình và xem con gái mình là nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa biểu diễn hát xẩm trong chương trình nghệ thuật, bà cảm thấy rất xúc động. Bà Ngọc xúa động: "Cảm nhận được độc lập tự do thật là quý giá. Không những mang cho những lớp người như chúng tôi chứng kiến một giai đoạn lịch sử anh dũng, hào hùng mà còn giúp lớp trẻ ngày nay biết chiến tranh ngày xưa là như thế nào. Tôi nghĩ, để có được những chương trình như thế này là công lao của Đảng, Nhà nước và thành phố. Đây là niềm vui to lớn của người dân trong ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô".

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, là chương trình mang dấu ấn đặc biệt trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Chương trình mang tên "Hà Nội - Bản hùng ca phố" bởi mỗi con đường, mỗi ngôi nhà nơi đây đều là những chứng nhân lịch sử, lặng lẽ và kiên cường dõi theo bao sự kiện, từ khốc liệt của chiến tranh đến ngày về huy hoàng chiến thắng.

Minh Anh

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/tu-hao-lang-dong-ha-noi-ban-hung-ca-pho-a118383.html