"Bí kíp" phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Công an tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận gần 100 trường hợp người dân trình báo bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tổng số tiền bị chiếm đoạt trên 24 tỷ đồng. 

Ngày 2/10, theo Công an tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hình thức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng lợi dụng mạng internet, mạng viễn thông, công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân trên địa bàn biết, chủ động phòng tránh. 

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa nêu cao ý thức cảnh giác, còn chủ quan, hám lợi, dễ dàng mắc bẫy của các đối tượng. 

Trước thực tế trên, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an đã xây dựng cẩm nang dấu hiệu nhận biết và phòng tránh lừa đảo trực tuyến gồm 11 phương thức, thủ đoạn phổ biến hiện nay. 

"Bí kíp" phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng - Ảnh 1.

Thông tin tuyên truyền về dấu hiệu nhận biết và phòng tránh lừa đảo trực tuyến được đăng tải trên kênh https://tiktok.com/@cschd.gov.vn.

Để góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, chủ động trong công tác tuyên truyền đấu tranh, phòng chống hoạt động lừa đảo trực tuyến, Công an tỉnh Cà Mau đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành; các tổ chức đoàn thể - xã hội tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau phối hợp tổ chức quán triệt cẩm nang dấu hiệu nhận biết và phòng tránh lừa đảo trực tuyến gồm 11 phương thức, thủ đoạn phổ biến hiện nay do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an phát hành.

Cán bộ, đảng viên, người lao động thuộc đơn vị và nhân dân trên địa bàn cần biết những thông tin trên, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. 


TIN LIÊN QUANSố vụ lừa đảo giảm lần lượt 50% và 72% sau khi bắt buộc xác thực sinh trắc họcSố vụ lừa đảo giảm lần lượt 50% và 72% sau khi bắt buộc xác thực sinh trắc họcMất tiền tỷ trước chiêu lừa đảo mới: Làm nhiệm vụ online, trải nghiệm Tik Tok, CSGT phạt nguộiMất tiền tỷ trước chiêu lừa đảo mới: Làm nhiệm vụ online, trải nghiệm Tik Tok, CSGT phạt nguội

Mọi người có thể truy nhập, đăng ký, theo dõi các website/Fanpage/kênh chính thức của Chính phủ, đặc biệt là 3 Fanpage/kênh của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an để cập nhật thông tin, tình hình, phương thức thủ đoạn lừa đảo mới của các loại đối tượng nhằm chủ động phòng tránh. 

Từ đó, chọn lọc, sử dụng các nội dung bài viết, hình ảnh, video đăng tải trên các kênh này để tuyên truyền trên các hội, nhóm, cổng/trang thông tin điện tử do đơn vị quản lý, sử dụng. 

Đồng thời chủ động xây dựng các kịch bản, nội dung để tuyên truyền đa dạng dưới nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, để cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân dễ dàng nắm bắt, chủ động, không để đối tượng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trong cẩm nang, người dân sẽ được hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu nhận biết, cũng như cách phòng tránh với 24 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tại Việt Nam, như: Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ", lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, lừa đảo tuyển cộng tác viên online, đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay tín dụng, rao bán hàng giả và hàng nhái qua sàn thương mại điện tử, phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu, lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền, lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook…

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/bi-kip-phong-chong-toi-pham-lua-dao-tren-khong-gian-mang-a117349.html