Quy hoạch Đồng Nai đến 2030: Bám trục động lực sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai, kêu gọi đầu tư hơn 100 dự án lớn

Theo quy hoạch, Đồng Nai ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu đô thị, hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đồng thời kêu gọi các dự án đầu tư quy mô lớn.

Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ kêu gọi thu hút đầu tư hơn 100 dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tổ chức không gian phát triển theo 3 vùng kinh tế - xã hội và 2 khu vực có vai trò động lực là đô thị Sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai.

Tỉnh cũng xác định trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quy hoạch Đồng Nai đến 2030: Bám trục động lực sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai, kêu gọi đầu tư hơn 100 dự án lớn- Ảnh 1.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Đồng Nai ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu đô thị, hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đồng thời kêu gọi các dự án đầu tư quy mô lớn.

Cùng với định hướng phát triển theo Nghị quyết 24-NQ/TW (ngày 7/10/2022) của Bộ Chính trị, tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư vào các nhóm ngành kinh tế trụ cột.

Cụ thể, các dự án được kêu gọi thu hút đầu tư chủ yếu thuộc các nhóm ngành kinh tế trụ cột của tỉnh gồm: phát triển hạ tầng KCN (10 khu công nghiệp); thương mại (4 dự án); nông nghiệp (6 nhóm dự án); hạ tầng giao thông (17 nhóm dự án); năng lượng (12 dự án); cấp nước - thoát nước - xử lý chất thải (20 dự án); khu đô thị - dân cư (9 nhóm dự án); y tế - giáo dục (18 dự án) và văn hóa - thể thao - du lịch (11 dự án).

Trong các năm tiếp theo, tùy theo tình hình phát triển, sự quan tâm của các nhà đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án xúc tiến đầu tư, bảo đảm phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển trong Quy hoạch tỉnh.

Thời gian vừa qua, khu vực Đồng Nai nói chung, Nhơn Trạch nói riêng liên tục đón các thông tin hạ tầng được đầu tư “mạnh tay”. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu và giá trị về bất động sản tại khu vực gia tăng. 

Gần đây, thị trường bất động sản cận kề sân bay như Nhơn Trạch đã xuất hiện động thái "đi trước đón đầu" của nhà đầu tư trước khi sân bay Long Thành hoàn thành. Họ nhìn thấy tiềm năng sinh lời, giá bất động sản sẽ có xu hướng tăng mạnh khi sân bay hoạt động. Một số dự án căn hộ liền kề sân bay như FIATO Airport City được chú ý, thanh khoản khá tốt. Đây cũng là nguồn cung căn hộ sơ cấp hiếm hoi xuất hiện tại khu vực Nhơn Trạch. Dự án đang triển khai thi công và sẽ hoàn thành cùng thời điểm 2025-2026 khi sân bay đi vào hoạt động. Khi đó, cả nhu cầu ở thực và cho thuê căn hộ dự báo tăng trưởng. 

Bên cạnh đó, loạt tuyến đường cận sân bay được đầu tư bổ trợ rất lớn cho thị trường bất động sản. Chẳng hạn, tại Nhơn Trạch, đường Tôn Đức Thắng (25B) đang khởi công đoạn từ Trung Tâm Huyện về Quách thị Trang rộng từ 53 - 80m, huyện bố trí nguồn vốn để mở rộng thêm từ đoạn trung tâm huyện đến Quốc lộ 51 do tình trạng kẹt thường xuyên.

Đường 25C (Đường Nguyễn Ái Quốc) hiện đã hoàn thành và bàn giao đoạn từ đường Hùng Vương xã Long Thọ đến Nguyễn Hữu Cảnh, hiện đang tấp nập thi công đoạn từ nguyễn Hữu Cảnh đến Đường Hùng vương Xã Vĩnh Thanh.

Quy hoạch Đồng Nai đến 2030: Bám trục động lực sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai, kêu gọi đầu tư hơn 100 dự án lớn- Ảnh 2.

Loạt hạ tầng đang được triển khai tại Đồng Nai.

Huyện này cũng đang bố trí tái định cư và dự kiến tháng 7/2025 sẽ khởi công đường Liên cảng, tuyến đường giao thương huyết mạch nối các KCN tại Nhơn Trạch.

Đường Lê Hồng Phong Nối dài đang làm đoạn thông ra đường Hùng Vương, nối với đường Trường chinh tại xã Phước An, khi hoàn thành đây sẽ là trục đường Nội thị kết nối với cao tốc Bến Lức và Trung Tâm Thành phố mới nhơn Trạch.

Ngày 24/9, dự và chỉ đạo tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ lưu ý Đồng Nai cần chú trọng, tập trung thực hiện đột phá phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ.

Thủ tướng cũng nêu rõ, để hiện thực hóa quy hoạch, Đồng Nai cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đột phá".

Trong đó, 3 đột phá gồm: Đột phá phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội...); đột phá thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng các thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển; đột phá đào tạo, thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Trong giai đoạn tới, một trong những kế hoạch ưu tiên của Đồng Nai là thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu đô thị, hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết Vùng, nội vùng gắn với 6 hành lang và 3 vành đai.

Tăng cường hạ tầng kết nối các địa phương với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa; Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch Đồng Nai đến 2030: Bám trục động lực sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai, kêu gọi đầu tư hơn 100 dự án lớn- Ảnh 3.

Hiện nay Đồng Nai là thủ phủ công nghiệp phía Nam. Ảnh: Hạ Vy

Hiện nay, Đồng Nai có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất cả nước, được mệnh danh là thủ phủ công nghiệp (32 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp); thu hút vốn FDI lớn (gần 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư gần 37 tỉ USD); có quy mô công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhất cả nước.

Về dân số, Đồng Nai có nguồn lực lao động dồi dào cho phát triển kinh tế. Toàn tỉnh có 3,3 triệu dân, chiếm 3,2% dân số cả nước, đứng thứ 5 cả nước với 1,9 triệu lao động. Những năm qua, Đồng Nai đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, giai đoạn 2015-2020 là 7,08%, giai đoạn 2021-2023 là 6,69%. Đồng Nai liên tục duy trì vị trí trong nhóm 10 địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nỗ lực nâng cao hơn nữa các chỉ số xếp hạng như PAPI, PCI; chuẩn bị tốt các dự án mời gọi đầu tư để đón nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.

Về nội dung xúc tiến đầu tư, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh, xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh; Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các phương thức quản trị thông minh; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/quy-hoach-dong-nai-den-2030-bam-truc-dong-luc-san-bay-long-thanh-va-hanh-lang-song-dong-nai-keu-goi-dau-tu-hon-100-du-an-lon-a117257.html