Khó khăn bủa vây tìm nhà trọ
Năm học mới bắt đầu, và như thường lệ, thành phố Đà Nẵng chứng kiến một lượng lớn
Những ngày qua, phụ huynh ngoại tỉnh đưa tân sinh viên nhập học ở thành phố Đà Nẵng tăng cao.
Chị Thảo không phải là trường hợp đơn lẻ; nhiều phụ huynh khác cũng gặp phải tình trạng tương tự. Các website đăng tin phòng trọ thường xuyên cập nhật nhưng ngay lập tức bị "cháy hàng".
Bạn Trần Ngọc Hải, sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, chia sẻ: "Mỗi lần có ai đăng phòng lên là tôi phải nhắn ngay. Chỉ chậm vài phút là không còn phòng nữa".
Không chỉ giá cả là mối lo duy nhất, chị Nguyễn Lệ Hằng, một phụ huynh từ Huế, cho biết: "Chúng tôi đã dành gần một tuần ở thành phố Đà Nẵng để tìm phòng trọ cho con gái mình. Mặc dù đã đi xem nhiều nơi, nhưng phòng nào vừa ý thì đã có người thuê trước. Việc này rất vất vả, nhất là khi mình không quen thuộc đường phố ở thành phố Đà Nẵng".
Tương tự, bạn Nguyễn Thị Chị Minh Thư đến từ Quảng Ngãi cũng cho biết: "Chúng tôi đã đi tìm nhà trọ từ sáng đến chiều mà vẫn chưa tìm được chỗ nào phù hợp. Giá thuê thì cao, mà điều kiện lại không như mong đợi. Em cảm thấy khá căng thẳng, nhất là khi sắp nhập học mà chưa ổn định nơi ở".
Trong khi đó, bạn Mai Thị Lan, sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, kể lại sự thất vọng khi chuyển vào phòng trọ mới: "Khi đến xem phòng, em thấy có vẻ ổn. Tuy nhiên, sau khi chuyển vào, tôi mới phát hiện hệ thống điện nước không ổn định và có mùi ẩm mốc. Em thật sự cảm thấy rất thất vọng".
Theo ghi nhận, năm nay, tình hình còn căng thẳng hơn khi giá cả liên tục leo thang. Các khu vực đông sinh viên như quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Hải Châu, Ngũ Hành Sơn… chứng kiến mức tăng giá từ 10% đến 20%.
Những phòng trọ bình dân có diện tích từ 12-15 m², giá thuê dao động từ 2 triệu đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Những phòng có điều kiện tốt hơn, có trang bị máy lạnh, giường và tủ, có thể lên đến 4 đến 6 triệu đồng.
Nhà trường chung tay hỗ trợ sinh viên tìm nhà trọ tránh bị lừa đảo
Bạn Hoàng Thanh Tú, sinh viên trường Đại học Duy Tân chia sẻ: "Em đã tìm phòng trọ qua một nhóm trên Facebook và thấy một tin đăng với giá rất hợp lý. Sau khi chuyển khoản đặt cọc 500 nghìn đồng, khi đến xem phòng, tôi phát hiện địa chỉ không tồn tại và người đăng tin đã chặn số điện thoại của tôi".
Tương tự, anh Trí Dũng, phụ huynh đến từ tỉnh Hà Tĩnh cũng gặp phải trường hợp lừa đảo khi chuyển khoản cho một người tự xưng là chủ phòng trọ nhưng không tìm thấy địa chỉ.
Trong bối cảnh nhu cầu tìm nhà trọ tăng cao tại Đà Nẵng, các trường đại học đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ tân sinh viên. Từ việc tạo các nhóm hỗ trợ trực tuyến đến việc xây dựng hệ thống "Ngân hàng nhà trọ," các trường đang nỗ lực giúp sinh viên và phụ huynh vượt qua những khó khăn trong việc tìm kiếm nơi ở phù hợp.
Đại diện trường Đại học Duy Tân cho hay, đơn vị đã tích cực tham gia vào việc hỗ trợ sinh viên trong việc tìm phòng trọ. Nhà trường đã thành lập nhóm hỗ trợ trực tuyến mang tên "Phòng trọ SV - ĐH Duy Tân" trên mạng xã hội.
Tân sinh viên và phụ huynh có thể tham gia nhóm này để nhận được thông tin về phòng trọ và các hỗ trợ liên quan. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp tại cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh từ thứ Hai đến Chủ nhật, giúp sinh viên và phụ huynh có thể tìm kiếm phòng trọ một cách thuận tiện.
Tương tự, Trường Đại học Đông Á đã triển khai hệ thống "Ngân hàng nhà trọ hỗ trợ sinh viên". Đây là một nền tảng trực tuyến nơi các tổ chức, cá nhân có thể đóng góp thông tin về nhà trọ cho sinh viên.
Đại diện trường cho biết, việc tìm kiếm phòng trọ phù hợp luôn là thách thức lớn đối với sinh viên, đặc biệt là các tân sinh viên mới đến Đà Nẵng. Để hỗ trợ sinh viên, hệ thống này cho phép mọi người đóng góp thông tin và chia sẻ dữ liệu miễn phí đến các sinh viên.
Bên cạnh đó, Hội sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng triển khai BK's Map – bản đồ thông tin hỗ trợ tìm kiếm phòng trọ. Dựa trên chức năng của Google Maps, BK's Map là một website được phát triển để cung cấp thông tin chi tiết về các phòng trọ, bao gồm địa chỉ, giá cả và các tiện nghi. Các sinh viên hiện tại sẽ đóng góp dữ liệu và xác thực thông tin qua các cuộc gọi và khảo sát trực tiếp, giúp tạo ra một nguồn thông tin đáng tin cậy cho tân sinh viên.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, cho biết số lượng đăng ký ở ký túc xá của trường rất lớn. Ký túc xá của trường còn 400 chỗ trống, trong đó có 300 chỗ dành riêng cho sinh viên quốc tế. Đầu năm học mới, trường đã ưu tiên bố trí phòng cho các đối tượng như con thương binh, hộ nghèo, và dân tộc thiểu số…
Trong khi đó, Trung tâm Quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng cũng không đứng ngoài cuộc trong việc hỗ trợ sinh viên. Trung tâm thường xuyên quảng bá hình ảnh ký túc xá qua các trang mạng xã hội và phối hợp với các trường đại học để thu hút sinh viên.
Đồng thời, trung tâm tăng cường công tác an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy tại các ký túc xá, nhằm tạo môi trường sống an toàn và tiện nghi cho sinh viên.
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/da-nang-gia-ca-leo-thang-sinh-vien-chat-vat-tim-cho-o-a115317.html