Nguyên nhân nào khiến trẻ thấp còi
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp còi hơn các bạn đồng trang lứa, chỉ số cân nặng chiều cao dưới chuẩn. Trong đó các nguyên nhân chủ yếu liên quan tới vấn đề dinh dưỡng, hấp thu hoặc di truyền.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng chiếm 32% trong quá trình hình thành chiều cao cho trẻ. Khi chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các chất quan trọng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ khiến trẻ dễ bị thấp còi.
Do thiếu kiến thức về dinh dưỡng mà nhiều gia đình chưa cung cấp đủ các bữa ăn cân đối, thiếu đa dạng thực phẩm khiến trẻ không nhận đủ lượng calo và dưỡng chất cần thiết.
Trẻ mắc một số bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh mãn tính hoặc có vấn đề về hấp thu kéo dài như bệnh lý tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn có thể làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng và gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn cũng có thể gây ra tình trạng này.
Di truyền
Gen di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong việc quyết định chiều cao và thể trạng của trẻ. Yếu tố di truyền chiếm 23% trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Đây cũng được xem là nguyên nhân làm cho trẻ bị thấp còi nếu có những vấn đề về di truyền chiều cao từ gia đình.
Trẻ thấp còi, chậm tăng cân có thể gặp phải hậu quả gì?
Việt Nam là một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ thấp còi suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Tình trạng này sẽ để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Chậm phát triển thể chất
Theo GS. Kathryn Dewey (Đại học Carlifornia, Mỹ), trẻ thấp còi dễ thiếu hụt năng lượng, xương kém phát triển dẫn tới chiều cao hạn chế, suy dinh dưỡng, còi cọc. Trẻ thấp còi có thể gặp khó khăn trong việc phát triển cả về thể chất như khả năng vận động của trẻ bị hạn chế, trẻ dễ mệt mỏi, không linh hoạt và nhanh nhẹn như các bạn cùng trang lứa.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể
Trẻ thấp còi thường không đủ cân nặng theo tuổi, gây mất cân bằng dinh dưỡng và yếu tố bảo vệ sức khỏe tổng thể, có thể gây ra tình trạng ốm vặt thường xuyên do hệ miễn dịch và
Đề kháng kém khiến trẻ thường xuyên ốm vặt
Chậm phát triển trí tuệ
Khi thiếu chất dinh dưỡng, não bộ không được nuôi dưỡng đầy đủ khiến trẻ thấp còi có thể gặp khó khăn trong việc tham gia hoạt động thể chất, hạn chế khả năng học tập và tác động đến tương lai và sự phát triển toàn diện của trẻ. Một nghiên cứu tại ĐH Jambi, Indonesia, trẻ khỏe mạnh có trí thông minh gấp 5,2 lần so với trẻ thấp còi.
Mẹ cần làm gì để giúp trẻ không bị thấp còi
Ba mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp con cao lớn, khỏe mạnh tránh tình trạng thấp còi:
Chế độ ăn đầy đủ và cân đối
Đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng là giải pháp quan trọng để cải thiện và phòng ngừa tình trạng thấp còi ở trẻ. Mẹ nên bổ sung đủ các nhóm chất chính bao gồm chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Nếu bé đang ăn dặm hoặc biếng ăn, hoặc ăn ít, các mẹ cố gắng chia thành nhiều bữa, bổ sung cho con 1-2 bữa phụ mỗi ngày.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất đều đặn giúp bé tiêu hao năng lượng, nhanh đói và kích thích sự thèm ăn. Bố mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động thể chất như chơi thể thao, tập thể dục và các hoạt động ngoài trời khác để kích thích sự phát triển chiều cao và cân nặng.
Bổ sung Vitamin D3
Vitamin D3 là thành phần quan trọng giúp phát triển hệ xương và duy trì nồng độ canxi ổn định trong máu. Đặc biệt, Vitamin D3 chống còi xương, hạn chế tình trạng thấp còi đồng thời giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng giảm ốm vặt ở trẻ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Trẻ biếng ăn, ăn ít, thấp còi nghiêm trọng cần được đi khám định kỳ tại các chuyên khoa dinh dưỡng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm phương pháp thích hợp cho trẻ. Bố mẹ nên theo dõi sát sao cân nặng và chiều cao để biết được biểu đồ tăng trưởng của con có đúng với độ tuổi không để đưa ra phương án chăm sóc kịp thời
Tạo lập môi trường sinh hoạt lành mạnh
Xây dựng một môi trường ăn uống và sinh hoạt lành mạnh trong gia đình, bao gồm việc tạo thói quen ăn đúng giờ, ăn chung cùng gia đình, và tránh sử dụng thức ăn không lành mạnh.
Nhỏ giọt D3 Bebugold - giải pháp mới cho trẻ thấp còi
Ngoài những phương pháp trên, các mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ Nhỏ giọt D3 Bebugold giúp con cao lớn, phát triển hệ xương ngay từ sau sinh. Đặc biệt sản phẩm này rất phù hợp với những em bé biếng ăn, ăn ít khó hấp thu được tối ưu hàm lượng vitamin D3. Nhỏ giọt D3 Bebugold – đề kháng khỏe, trẻ mau lớn được các chuyên gia nghiên cứu và cho ra đời với công thức độc đáo, lần đầu tiên có mặt trên thị trường với sự kết hợp của 3 thành phần: vitamin D3, lợi khuẩn Bacillus Clausii và vách tế bào Immunepath-IP®.
Trong đó, lợi khuẩn hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, tăng hấp thu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D3 thuận lợi đưa canxi vào máu và vách tế bào lợi khuẩn được chứng minh lâm sàng làm tăng sức đề kháng cho bé, giảm ốm vặt, giúp bé vận động thoải mái, kích thích bé ăn ngon.
Nghiên cứu cho thấy khi bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhiều lợi khuẩn sẽ giúp cơ thể tự sản sinh vitamin K2 và MK7 một cách tự nhiên, từ đó hấp thu vitamin D3 và canxi một cách dễ dàng, an toàn, hiệu quả. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ bao vi nang hiện đại, giúp bảo vệ nguyên vẹn lợi khuẩn trong dịch vị đường tiêu hóa, giúp lợi khuẩn xuống sâu tới ruột non để phát huy hiệu quả.
Thấp còi có thể khiến trẻ rối loạn phát triển, mất cân bằng dinh dưỡng và kém thông minh hơn so với các bạn đồng trang lứa. Và sử dụng nhỏ giọt D3 Bebugold chính là giải pháp tiên tiến hiện nay giúp con cao lớn, phát triển hệ xương, nhanh mọc răng, mọc tóc, đồng thời giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tối đa dinh dưỡng, giảm ốm vặt và kích thích bé ăn ngon.
Hà Linh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/tre-thap-coi-nguyen-nhan-hau-qua-va-giai-phap-me-can-biet-a110978.html