Thí điểm học bạ số: Hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu và thiếu

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý các địa phương vừa rút kinh nghiệm, vừa cập nhật tiến độ nhằm đảm bảo hiệu quả triển khai học bạ số tại cấp tiểu học.

Hôm nay (8/7), Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm học bạ số Bộ GD&ĐT đã họp đánh giá quá trình triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học tại các địa phương thời gian qua và trao đổi các công việc cần triển khai trong thời gian tới.

Thông tin về quá trình triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học tại các địa phương, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết qua quá trình kiểm tra thực tế, về cơ bản các Sở GD&ĐT đã triển khai xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số, tổ chức hội nghị triển khai, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ học bạ số xây dựng kế hoạch tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở giáo dục.

Nhiều địa phương đã thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, ban chỉ đạo thí điểm học bạ số; ban hành kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể và tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức có khả năng cung ứng dịch vụ hạ tầng để sẵn sàng thực hiện Học bạ số đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đến nay, có 53/63 tỉnh/thành phố đã phối hợp với các nhà cung cấp cổng học bạ số, có các địa chỉ IP tĩnh, phân công cán bộ làm đầu mối liên hệ, thường trực xử lý về các vấn đề liên quan đến Học bạ số tại địa phương. Một số nhà cung cấp dịch vụ đã sẵn sàng trong việc triển khai quản lý học bạ số cho các địa phương.

Về phía các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT đã xây dựng xong chuẩn đặc tả kỹ thuật về file học bạ số, chuẩn kết nối dữ liệu và cơ sở dữ liệu lưu trữ học bạ số; chuẩn bị xong về hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai thí điểm học bạ số, sẵn sàng tiếp nhận dữ liệu học bạ từ các địa phương.

Giáo dục - Thí điểm học bạ số: Hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu và thiếu

Nhiều địa phương đã thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, ban chỉ đạo thí điểm học bạ số.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại một số địa phương vẫn còn gặp lúng túng trong quá trình triển khai ở các khâu, các văn bản chỉ đạo. Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thực tế khiến công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý, giám sát, công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đạt đúng theo yêu cầu đề ra.

Một bộ phận giáo viên lớn tuổi hạn chế về kĩ năng công nghệ nên gặp khó khăn trong thực hiện các thao tác trên phần mềm học bạ số, ký số trên điện thoại.

Thiết bị điện thoại của giáo viên đa phần là thế hệ cũ, không phù hợp để cài đặt ứng dụng ký số. Tại một số nơi, chất lượng thiết bị máy tính, thí điểm học bạ số: Hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu và thiếu

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao các thành viên, đơn vị thuộc Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm học bạ số Bộ GD&ĐT đã rất sát sao, quyết liệt triển khai công việc bằng những việc làm cụ thể. Thứ trưởng lưu ý trong thời gian tiếp theo, Ban Chỉ đạo tiếp tục thực hiện các công việc kịp thời, bài bản theo chỉ đạo, kế hoạch đã đề ra.

Trong quá trình triển khai, Thứ trưởng lưu ý các đơn vị phải vừa rút kinh nghiệm, vừa cập nhật tiến độ, thực trạng tại cơ sở để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo có những văn bản đôn đốc, nhắc nhở.

Trong đó, đặc biệt lưu ý tới các địa phương còn tình trạng chậm, muộn, các địa phương đang thực hiện bằng cách thức không đúng với quy định. Trong quá trình triển khai cần có đánh giá tác động tại từng địa phương để báo cáo trong hội nghị tổng kết thí điểm trong thời gian sắp tới.

Tính đến ngày 5/7/2024, có tổng số 18 Sở GD&ĐT đã thực hiện gửi báo cáo Học bạ số về Kho học bạ số Bộ GD&ĐT bao gồm 2.985 trường tiểu học (trong tổng số 14.661 trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc) với 1.747.231 học bạ số cấp tiểu học (trong tổng số 8.919.198 học bạ cấp tiểu học).

Link nội dung: https://saigonmoi24.com/thi-diem-hoc-ba-so-ha-tang-cong-nghe-thong-tin-con-yeu-va-thieu-a109493.html