Trẻ bị sổ mũi thường tự khỏi sau một vài ngày, nhưng trẻ bị sổ mũi kéo dài trên 3 ngày dai dẳng và thường xuyên tái phát thì cha mẹ cần lưu ý. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn bổ sung lợi khuẩn Subavax để khắc phục triệu chứng sổ mũi kéo dài ở trẻ cho hiệu quả tích cực.
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi
Trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể:
- Do sự thay đổi của môi trường, khí hậu: Thời tiết thay đổi, đặc biệt khí hậu lạnh kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, khiến trẻ sổ mũi kéo dài đặc biệt là vào mùa đông. Đợt sổ mũi thậm chí có thể kéo dài hơn 1 tháng nếu hệ miễn dịch của trẻ yếu. Ngoài ra, trẻ còn kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, ho, quấy khóc và biếng ăn.
- Do viêm xoang cấp tính ở trẻ: Trẻ chảy mũi màu vàng hay xanh lá cây, thường là một bên, quan sát thấy niêm mạc nề đỏ. Đôi khi có mùi hôi kèm theo trẻ có thể sốt cao, quấy khóc và biếng ăn.
- Dị ứng ở trẻ: Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài. Khi tiếp xúc với một số tác nhân như phấn hoa, lông động vật, côn trùng,… trẻ sẽ bị dị ứng. Trẻ bị dị ứng có thể nổi mẩn đỏ khắp người, sổ mũi, hắt xì, nghẹt mũi.
- Nhiễm virus hô hấp trên: Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ gây hiện tượng sổ mũi kéo dài. Đi kèm các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, đau rát họng, hắt xì,…
- Dị vật mũi ở trẻ: Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch, dịch có mùi hôi, đôi lúc sẽ kèm theo cả máu và khiến trẻ cảm thấy khó chịu lẫn đau đớn. Trẻ sổ mũi kéo dài nếu không kèm triệu chứng như cảm lạnh, cúm hay dị ứng thì nguyên nhân có thể là do có dị vật bị mắc kẹt trong lỗ mũi.
- Lạm dụng quá mức thuốc co mạch mũi: Khi sử dụng các loại thuốc xịt hay thuốc nhỏ mũi không đúng cách trẻ cũng có thể bị sổ mũi kéo dài. Đặc biệt nếu lạm dụng một số thuốc, cơ thể bé sẽ có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài với những nguyên nhân khác nhau sẽ tiềm ẩn những biến chứng lâu dài khác nhau. Dưới đây là một số ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:
- Trẻ bị sổ mũi kéo dài sẽ cảm thấy khó chịu, khó thở gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Dịch mũi chảy xuống cổ họng, nếu để kéo dài có thể gây ho, khó chịu họng và bội nhiễm cho trẻ.
- Việc thở bằng mũi liên quan mật thiết đối với sự phát triển của khuôn mặt trẻ trong quá trình phát triển. Khi trẻ sổ mũi kéo dài, có thể trẻ sẽ chủ động chuyển sang thở bằng miệng, điều này có thể ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, hàm mặt và sức khỏe tổng thể của trẻ.
- Tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm nhiễm trùng có thể khiến thính giác của bé bị tác động tiêu cực, vì tai giữa thông với phía sau mũi.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi, cha mẹ nên làm gì?
Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị triệu chứng bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian sạch thoáng, ấm.
- Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất. Lưu ý chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thu và phát triển.
- Điều trị triệu chứng sổ mũi cho trẻ theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ chăm sóc mức độ khác nhau để cải thiện hiệu quả tình trạng sổ mũi ở trẻ.
- Bố mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ. Vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi và ngăn ngừa được vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm.
- Nếu trẻ sốt chườm ấm cho trẻ, bố mẹ lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt từ 38,5 độ trở lên. Vì sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, vậy nên nếu sốt dưới 38,5 độ bố mẹ chưa cần cho bé dùng thuốc.
- Bố mẹ cần theo dõi kĩ và cân nhắc đi khám bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh (nếu cần) thích hợp.
Cải thiện và phòng ngừa sổ mũi kéo dài ở trẻ bằng dung dịch xịt/nhỏ lợi khuẩn hô hấp Subavax
Có thể thấy, khả năng miễn dịch hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Do đó, bên cạnh chú ý những vấn đề nêu trên, giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ. Hai loại lợi khuẩn có khả năng sống cao và tác dụng tích cực trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis.
Khi được cung cấp vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực bị tổn thương trên niêm mạc đường hô hấp, tạo một màng nhầy biofilm bảo vệ vùng tổn thương, ức chế mầm bệnh. Từ đó, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi và ngạt mũi, ho, viêm họng do virus, vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể trẻ.
Với những ưu điểm đó của lợi khuẩn, các nhà khoa học đã bào chế ra dung dịch nhỏ và xịt mũi họng Subavax, với dạng xịt chứa 15 tỷ lợi khuẩn và dạng nhỏ chứa tới 20 tỷ lợi khuẩn.
Nhờ đó, Subavax giúp tăng sức đề kháng niêm mạc mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản; giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho đặc biệt ở trẻ em.
Subavax là giải pháp cho thấy có tới 97% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng theo khảo sát mới nhất năm 2023 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ bao vi nang tiên tiến đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn vẫn sống sót khi đến đúng niêm mạc hô hấp.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ chủ động cải thiện và phòng ngừa tình trạng sổ mũi kéo dài cho trẻ. Đặc biệt, giải pháp sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp từ Subavax giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là một trong những lựa chọn tối ưu cha mẹ nên thực hiện sớm!
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc và shop mẹ bé trên toàn quốc.
Vân Anh
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/tre-bi-so-mui-keo-dai-lau-ngay-khong-khoi-va-giai-phap-an-toan-tu-subavax-a107440.html