Ngày 8/5, PV Người Đưa Tin ghi nhận trạm bê tông vẫn chưa di dời theo quyết định. Người dân cho biết, trạm bê tông vẫn hoạt động bình thường. Hằng ngày, các xe bồn trộn bê tông, xe chở vật liệu… ra vào liên tục.
Trước đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu buộc di dời đối với trạm bê tông do Phó Chủ tịch UBND thành phố ký.
Cụ thể, tổ chức vi phạm đã có hành vi vi phạm hành chính không có giấy phép môi trường theo quy định đối với cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện.
Theo Quy định tại khoản 2, Điều 6 và điểm c, khoản 2, Điều 14, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mức phạt tiền là 65.000.000 đồng (sáu mươi lăm triệu đồng).
Đồng thời, đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường (từ hoạt động rửa, vệ sinh làm phát sinh chất thải), yêu cầu buộc di dời trạm bê tông đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường do địa điểm hoạt động của trạm bê tông không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 135 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Trước đó, liên quan đến vụ việc trạm bê tông bị người dân phản ánh xả nước thải có dấu hiệu chưa xử lý ra trực tiếp môi trường, thông tin phản hồi từ UBND phường cho biết, sau phản ánh, cán bộ môi trường UBND phường đã trực tiếp kiểm tra và xác định, nguồn nước thải từ trạm bê tông xả ra là nước thải trong quá trình hoạt động rửa, vệ sinh làm phát sinh nước thải và chảy ra khu vực bảo vệ tuyến ống nước thô.
UBND phường đã lập biên bản, yêu cầu trạm bê tông này không được phép xả nước thải trong quá trình hoạt động ra môi trường. Đồng thời, có báo cáo sự việc về Phòng Tài nguyên và Môi theo quy định.
Theo Luật sư Đỗ Văn Vinh, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai cho biết, căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2022/QH14 ban hành ngày 17/11/2020 và Nghị định 55/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định, các cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng đối với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có thể bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 6 tháng, hoặc từ 6 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm trường hợp bị xử phạt bổ sung được quy định tại Nghị định 55/2016/NĐ-CP.
Nhóm PV
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/tram-be-tong-hoat-dong-nhu-the-nao-a104323.html