Những phiền toái mà ngủ ngáy mang đến
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra khi có sự cản trở trong đường hô hấp khiến cho cơ họng rung lên và tạo ra âm thanh ngáy khó chịu. Mặc dù nhiều người coi đây chỉ là một vấn đề phiền toái không đáng quan tâm, nhưng thực tế là nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Người ngáy thường không chỉ gây khó chịu cho bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người khác trong cùng một phòng. Ngoài ra, tiếng ngáy có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của chính người ngủ ngáy, gây ra mệt mỏi và cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Đối với những người có vấn đề về giấc ngủ, tiếng ngáy có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, căng thẳng và nguy cơ ngưng thở trong khi ngủ. Do đó, việc điều trị và giảm tiếng ngáy không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện của cả người ngủ và người xung quanh.
Cảnh báo nguy cơ "ngưng thở khi ngủ"
Theo các chuyên gia y tế, ngủ ngáy là một trong những nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo trước căn bệnh ngưng thở nguy hiểm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến hơn một phút và xảy ra nhiều lần trong mỗi giờ.
Điều này gây ra sự gián đoạn trong việc lấy hơi và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
ThS.BS.CKII Nguyễn Trương Khương, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn chia sẻ: "Bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là bệnh lý liên quan đến hẹp đường hô hấp khi ngủ. Ban đầu, hẹp bán phần, làm rung các bộ phận trong đường hô hấp, từ đó tạo ra tiếng ngáy. Nếu đường hô hấp trên hẹp toàn phần, làm tắc hoàn toàn khiến cơ thể xuất hiện các cơn ngưng thở. Trường hợp kéo dài trong 10 giây, có thể gọi là triệu chứng ngưng thở. Tuy nhiên, nếu trong 1 giờ có trên 5 cơn ngưng thở, được gọi là bệnh lý ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn”
Nguy cơ ngưng thở trong giấc ngủ càng trở nên đáng lo ngại khi liên quan đến những người trưởng thành tuổi trung niên và người béo phì. Ngoài ra, người mắc các vấn đề về cơ hệ hô hấp như viêm họng, viêm amidan, hoặc viêm mũi họng cũng có nguy cơ cao hơn.
Để phòng tránh nguy cơ ngưng thở trong giấc ngủ, việc điều trị ngủ ngáy và các vấn đề liên quan là cực kỳ quan trọng. Thay đổi lối sống, như giảm cân (nếu cần), tránh uống rượu và thuốc lá, và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng có thể giúp cải thiện tình trạng ngủ ngon.
ThS.BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Khoa Thăm dò chức năng năng Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM chia sẻ: "Hầu hết các bệnh nhân đều mắc phải ung ngưng thở do tắc nghẽn. Ngưng thở do tắc nghẽn có chia thành 4 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng.
Mức độ nhẹ có thể thay đổi kiến thức, hành vi cũng như các bài tập vật lý trị liệu, giảm cân (giúp bệnh nhân giảm cân không cần dùng thuốc) và có những tư thế ngủ giúp bệnh nhân giảm ngáy.
Mức độ trung bình cần có những dụng cụ như gối hỗ trợ để có những tư thế ngủ trong đêm làm giảm ngáy và ngưng thở khi ngủ hoặc những dụng cụ hỗ trợ đẩy hàm ra phía trước để chúng ta không bị tắc đường thở, lỗ thở.
Bệnh nhân cũng có thể phẫu thuật làm thông đường thở giúp đường thở to hơn hoặc những phương pháp cấy nhựa mềm vào nóc họng để tránh ngưng thở khi ngủ và giảm ngáy.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng máy thở áp lực dương khi ngủ; máy thở này giúp bạn mở đường thở, không ngáy và ngưng thở khi ngủ. Mức độ nặng, rất nặng thì bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng máy giúp “cắt đứt” việc ngáy và ngưng thở khi ngủ."
Link nội dung: https://saigonmoi24.com/ngu-ngay-canh-bao-nguy-co-ngung-tho-cuc-ky-nguy-hiem-a103350.html