Bác sĩ thể thao - Những chuyện chưa kể

31/07/2023 12:30

Bảo đảm trạng thái cơ thể sung mãn, hoàn hảo nhất cho mọi thành viên của đội, chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị khi vận động viên ốm đau, chấn thương là nhiệm vụ thường thấy của bác sĩ các đội tuyển thể thao

Tiền vệ Dương Thị Vân và tiền đạo Phạm Hải Yến va chạm nhẹ trong một buổi tập nhưng được chăm sóc để kịp bình phục, ra sân ở trận khai mạc gặp tuyển Mỹ tại World Cup nữ 2023. Tiền vệ Nguyễn Thị Thanh Nhã vẫn có thể thi đấu trận gặp Bồ Đào Nha sau khi mắc bệnh ở loạt trận giao hữu trước giải... Điều đó cho thấy các

Hai bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Võ Khai Nghiệp (bìa phải) và ban huấn luyện đội tuyển nữ giành HCV giải tiền SEA Games 1997. Ảnh: ĐÔNG LINH

"Các cầu thủ gọi tôi bằng bố và luôn nhờ lo chuyện trị liệu xoa bóp cơ sau trận đấu, châm cứu hoặc bấm huyệt giảm đau. Anh Châu thì cung cấp tân dược, sơ cứu và xử lý các vết thương nhẹ do va chạm. Cầu thủ nữ hay ăn vặt, tôi lại luôn thủ trong túi thuốc của mình rất nhiều xí muội. Cô nào cũng muốn tôi cho một vài viên ngậm để ấm cổ họng khi thi đấu. Có cô đến ngày có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến thi đấu đã tìm đến tôi. Có trường hợp tôi bấm huyệt hoặc cho thuốc giúp giảm đau nhưng nhiều "ca" tôi phải từ chối châm cứu vì sợ ảnh hưởng cuộc sống sau này, các cầu thủ lập gia đình sẽ khó sinh nở" - ông Nghiệp hồi tưởng

Vì sao bác sĩ Choi giúp Lương Xuân Trường mở phòng mạch thể thao?

Từ một chuyên gia y võ đạo, lương y Võ Khai Nghiệp đã có được những trải nghiệm quý ở môi trường một tập thể thể thao. Từ đây, lương y này có thêm nhiều thời gian làm việc cùng các đội tuyển futsal nữ, taekwondo, judo cũng như ra nước ngoài truyền bá kinh nghiệm về y học thể thao.

Tự hào vì được gắn bó cùng một giai đoạn lịch sử của bóng đá nữ nước nhà buổi đầu, có đội tuyển từ khi chưa có giải vô địch quốc gia và ngay chuyến xuất ngoại đầu tiên đã giành HCĐ SEA Games 19, ông Nghiệp dành rất nhiều tình cảm với các cựu cầu thủ nữ hoặc cựu VĐV. Ông đều miễn phí khám chữa bệnh cho họ. Ông từng là Tổng Thư ký Hội Judo TP HCM, võ sư judo huyền đai lục đẳng.

Y sĩ thời vụ

Chuyện đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam phải nhờ một bác sĩ Việt kiều của tuyển nữ Úc hỗ trợ trong thời gian dự FIVB Challenger Cup 2023 tại Pháp, hay đội tuyển điền kinh dự giải vô địch châu Á mới đây không có bác sĩ đi theo để chăm sóc gần 20 tuyển thủ là điều khiến người hâm mộ băn khoăn, lo lắng. Ngay cả vụ lùm xùm sử dụng doping tại SEA Games 31, một số nhân vật "trong cuộc" vẫn cho rằng các bác sĩ của đoàn thể thao phụ trách khối điền kinh đã không tư vấn đầy đủ để có thể giúp họ tránh được sai phạm.

Bác sĩ thể thao - Những chuyện chưa kể - Ảnh 3.

Bác sĩ Võ Khai Nghiệp sơ cứu cho tiền đạo Lưu Ngọc Mai tại SEA Games 1997. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Khâu y tế thật ra luôn là vấn đề thường gặp ở nhiều đội thể thao bởi không phải nơi nào cũng có khả năng "biên chế" thường xuyên một bác sĩ, kể cả y sĩ, để chăm sóc cho các thành viên. Y sĩ Huỳnh Tấn Hiển - một chuyên gia nổi tiếng mát tay, từng điều trị cho tuyển thủ bóng chuyền Trần Thị Thanh Thúy - được CLB Bình Điền Long An mời làm việc theo từng giai đoạn đội thi đấu giải.

Y sĩ Hiển cho biết: "Tôi có bằng y sĩ y học cổ truyền và bằng cử nhân chuyên về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tôi có thể giúp cầu thủ từ các vấn đề nhỏ như sốt, ho, sổ mũi... đến chữa trị chấn thương cơ xương khớp hoặc phục hồi sau phẫu thuật".

Theo anh Hiển, phụ trách chăm sóc sức khỏe cho tập thể VĐV là nữ, ngoài vấn đề bảo đảm chuyên môn còn cần phải giữ ý tứ, khoảng cách, nhất là nữ cầu thủ trẻ.

"Ban huấn luyện khi họp với VĐV hay ban cán sự đội tại phòng của HLV trưởng, phòng lúc nào cũng có vài thành viên và cửa luôn mở. Tôi cũng vậy, khi VĐV cần điều trị thì tôi sẽ đến phòng của họ và thường có vài VĐV đồng nghiệp có mặt. Không bao giờ tôi gọi một VĐV cần điều trị đến phòng của mình. Nói đến y đức thì vô cùng, tôi chỉ tâm niệm phải luôn làm tốt nhất công việc của mình, giúp VĐV mau bình phục, giữ uy tín và đạo đức để tránh điều tiếng" - y sĩ Hiển bộc bạch.

Bác sĩ thể thao - Những chuyện chưa kể - Ảnh 4.